Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định pháp luật
Hiện nay, hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được việc này. Cùng Lawkey tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 200/2014/TT-BTC
1. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:
– Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Và đồng thời chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ.
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt tính trong giá bán. Nhưng không có thuế giá trị gia tăng. Ghi:
- Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế giá trị gia tăng)
- Có TK 512 – Doanh thu nội bộ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế giá trị gia tăng)
- Có TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
– Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Và đồng thời chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp.
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng (Tổng giá thanh toán). Ghi:
- Nợ các TK 111, 112, 131, . . .
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
– Khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Ghi:
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
- Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
>>>Xem thêm: Quy định pháp luật về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
2, Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trường hợp hàng nhập khẩu:
– Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu. Và thông báo nộp thuế của cơ quan có thẩm quyền. Xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu. Ghi:
- Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…
- Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan. Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu, ghi:
- Nợ TK 138 – Phải thu khác
- Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
3, Kế toán hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu:
– Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa
Ghi:
- Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
- Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).
– Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất tài sản cố định.
Ghi:
- Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại tài sản cố định)
- Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán tài sản cố định).
– Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu. Nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Được hoàn khi tái xuất.
Ghi:
- Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Có TK 138 – Phải thu khác.
>>>Xem thêm: Quy định pháp luật về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt
4, Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt từ bên nhận ủy thác. Bên giao ủy thác ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
Ghi:
- Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…
- Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác. Bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ghi:
- Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
- Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế tiêu thụ đặc biệt cho bên nhận ủy thác)
- Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt).
– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp như bên giao ủy thác. Mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác.
Ghi:
- Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
- Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
- Có các TK 111, 112.
5, Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước.
Ghi:
- Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Có các TK 111, 112.
>>>Xem thêm: Quy định về các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
6, Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hóa, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ. Nhưng sau đó được giảm, được hoàn.
– Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về số thuế ở khâu bán được giảm, được hoàn.
Ghi:
- Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Có TK 711 – Thu nhập khác.
7, Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền,
Ghi:
- Nợ các TK 641, 642
- Có các TK 154, 155
- Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
>>>Xem thêm: Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật hiện hành
Trên đây là những thông tin cơ bản về Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định pháp luật. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định pháp luật
Theo quy định pháp luật hiện nay, một số loại hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đó là những [...]
Cá nhân đổi CMND sang CCCD có phải thay đổi thông tin đăng ký thuế?
Trong trường hợp có sự chuyển đổi từ thẻ Chứng minh nhân dân (CMND) sang Căn cước công dân (CCCD) thì người lao động [...]