Cách tính thời hiệu theo quy định của pháp luật hiện nay
Cách tính thời hiệu được pháp luật quy định tại Điều 151 Bộ luật dân sự 2015. Việc tính thời hiệu còn phụ thuộc vào loại thời hiệu cũng như sự kiện phát sinh xảy ra. Vậy cách tính thời hiệu được quy định như thế nào?
Cách tính thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Điều 151 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Như vậy, thời hiệu được xác định là “ngày”
Về nguyên tắc, hai loại thời hiệu này có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt (Điều 153 BLDS). Căn cứ vào đặc điểm của pháp luật về thời hiệu mà khi pháp luật quy định chủ thể được hưởng quyền hoặc miền trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu, thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ có hiệu lực (Điều 152 BLDS).
Xem thêm: Khái niệm và ý nghĩa của thời hiệu theo quy định của pháp luật
Phân biệt thời hạn và thời hiệu
Cách tính thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật quy định khác (Khoản 1 Điều 154 BLDS)
Thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là thời điểm người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã không thực hiện. Ví dụ: các bên thỏa thuận về thời điểm trả nợ trong hợp đồng vay nhưng đến thời điểm đó bên vay không trả, kể từ thời điểm này bên cho vay có quyền khởi kiện trước tòa án yêu cầu bên vay phải trả nợ.
Trường hợp các bện không quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thì tuỳ theo tính chất của từng quan hệ mà pháp luật cổ những quy định riêng như “bất cứ lúc nào”, “ngay lập tức”, “khoảng thời gian hợp lý”, hoặc “khi có yêu cầu”,…Chỉ sau khi kết thúc thời hạn đố mới coi là thời điểm vi phạm và bắt đầu tính thời hiệu. Trong một số trường hợp, thời điểm vi phạm là thời điểm xác lập quan hệ (tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu) hoặc là thời điểm xảy ra một sự kiện nào đó (thời điểm mở thừa kế)…
Cách tính thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Khoản 2 ĐIều 154 BLDS).
Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
– Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
– Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời hiệu khởi kiện có thể bị gián đoạn dù xảy ra những sự kiện nhất định được pháp luật dự liệu.Trong trường hợp này thời hiệu tạm dừng, khoảng thời gian diễn ra các sự kiện đó không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sư.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ: bị tai nạn, ốm đau, thiên tai,..
+ Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Ví dụ: đi công tác đột xuất, thư tín bị thất lạc…
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Những người này không thể tự mình yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của họ nên pháp luật quy định tạm ngừng thời hiệu khởi kiện.
Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Khác với việc tạm ngừng thời hiệu khởi kiện, trong đó khoảng thời gian xảy ra trước khi có sự kiện tạm ngừng vẫn được tính vào thời hiệu chung thì bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là việc pháp luật dự liệu những sự kiện, nếu chúng xảy ra thời hiệu khởi kiện được tính lại từ đầu, thời gian trước khi xảy ra sự kiện không tính vào hiệu chung. Theo Điều 157 BLDS thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại trong các trường hợp sau:
– Bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đôì với người khởi kiện.
– Bên có nghĩa vụ thục hiện xong một phẩn nghĩa vụ của mình đôì với nguời khởi kiện.
– Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Trong các trường hợp nêu trên, thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại, kể từ ngày tiếp sau ngày xảy ra sự kiện
Quy định về tạm ngừng thời hiệu khởi kiện nhằm bảo vệ quyền của người có quyền vì những lý do khách quan không thể thực hiện được quyền khởi kiện của họ trong thời gian xảy ra sự kiện khách quan.
Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.
Trên đây là nội dung Cách tính thời hiệu theo quy định của pháp luật hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Tình huống về thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay tài sản
Khiếu nại khi quá thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định hiện nay
Hồi tố là gì?
Hồi tố là gì? Quy định của pháp luật về hồi tố? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hồi tố là gì? Hiện [...]
Xử phạt vi phạm tốc độ của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông
Hiện nay, tình trạng vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ xảy ra rất phổ biến, có thể do người tham gia giao [...]