Phân biệt thời hạn và thời hiệu
Thời hạn và thời hiệu trong dân sự là rất quan trọng để xác định quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Vậy việc phân biệt thời hạn và thời hiệu phải dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Tiêu chí phân biệt | Thời hạn | Thời hiệu |
Định nghĩa | Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác | Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. |
Cách tính | – Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. – Được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. | Năm |
Điểm bắt đầu | – Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định. – Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định. – Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó. | Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu |
Điểm kết thúc | – Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. – Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn. – Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó. – Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn. – Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. – Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó. | Thời hiệu chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. |
Phân loại | – Dựa vào cơ sở hình thành thời hạn + Thời hạn luật định:Là thời hạn do pháp luật quy định, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự bắt buộc phải tuân theo thời hạn đó mà không được phép thay đổi thời hạn + Thời hạn ấn định:Là thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thông qua một quyết định hoặc một bản án + Thời hạn thỏa thuận:Là thời hạn các bên có thể tự thỏa thuận với nhau khi tham gia các giao dịch dân sự – Dựa vào tính xác định của thời hạn: + Thời hạn xác định:Là thời điểm được chỉ ra thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của thời hạn + Thời hạn không xác định:Là thời hạn mà trong đó khoảng thời gian chỉ mang tính ước lượng | – Thời hiệu hưởng quyền dân sự:Là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng một quyền dân sự – Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:Là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì chủ thể có nghĩa vụ dân sự được miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ đó – Thời hiệu khởi kiện:Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu như hết thời hiệu đó thì bị mất quyền khởi kiện. – Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:Là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu. |
>> Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự
Trên đây là tư vấn của Lawkey về phân biệt thời hạn và thời hiệu xin được gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất !
Ảnh chụp màn hình được coi là chứng cứ hợp pháp không?
Ảnh chụp màn hình được coi là chứng cứ hợp pháp trong các vụ án dân sự không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Điều kiện mua bán nhà ở xã hội
Không phải ai cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ chính sách về nhà ở xã hội cũng có điều kiện mua bán nhà ở xã hội. [...]