Chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Giám hộ là một chế định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Nhưng chấm dứt việc giám hộ thì được quy định ra sao?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Người được giám hộ
Người được giám hộ là người được các cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện của người giám hộ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy các cá nhân có đặc điểm như trên sẽ cần có người giám hộ. Vậy nên chấm dứt việc giám hộ cũng sẽ liên quan trực tiếp đến người được giám hộ do họ có sự thay đổi về mặt năng lực hành vi dân sự hoặc các điều kiện phát sinh khác khiến việc giám hộ không còn cần thiết nữa.
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Các trường hợp chấm dứt việc giám hộ và hậu quả của việc chấm dứt giám hộ
Việc giám hộ của người giám hộ sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Trách nhiệm của người giám hộ: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
– Người được giám hộ chết
Trách nhiệm của người giám hộ: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải:
+ Thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ
+ Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ;
+ Nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
– Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình hoặc người được giám hộ được nhận làm con nuôi
Trách nhiệm của người giám hộ: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
=> Lưu ý: Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ trên của người giám hộ phải được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
>> Xem thêm: Người giám hộ đương nhiên là ai?
Trên đây là nội dung tư vấn về chấm dứt việc giám hộ mà Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Điều kiện và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng
Khác với những loại hợp đồng khác, Chủ thể giao kết hợp đồng tín dụng cần đáp ứng những điều kiện gì? và thủ [...]

Quyền bề mặt là gì? Khái niệm và đặc điểm của quyền bề mặt
Quyền bề mặt là một quyền thuộc các quyền khác đối với tài sản được pháp luật quy định tại Bộ luật dân sự 2015. [...]