Doanh nghiệp có phải đăng báo khi đã có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án?
Doanh nghiệp có phải đăng báo khi đã có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án không? Thời gian thi hành quyết định tuyên bố phá sản là khi nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp đã có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án có phải đăng báo không?
Theo Khoản 1 Điều 109 Luật Phá sản 2014 quy định về gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản như sau:
“1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này; đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.“
Như vậy, doanh nghiệp đã có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án không có nghĩa vụ phải đăng báo mà trách nhiệm đó sẽ thuộc về Tòa án và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan.
Thời gian thi hành quyết định tuyên bố phá sản là khi nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Phá sản 2014 về thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.”
Lưu ý: Sau khi nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
- Giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thanh lý tài sản;
- Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về kết quả thanh lý tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Thi hành quyết định tuyên bố phá sản thì khi nào mới được tổ chức định giá tài sản?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Phá sản 2014 về định giá tài sản như sau:
“Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật.”
Lưu ý:
Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.
Trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Quyết định tuyên bố phá sản bị đình chỉ trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 126 Luật Phá sản 2014 về đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản như sau:
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quyết định đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không có tài sản để thanh lý, phân chia;
- Hoàn thành việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Tòa án nhân dân đã giải quyết phá sản và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
>>Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân
Trên đây là bài viết về: Doanh nghiệp có phải đăng báo khi đã có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Quyền và nghĩa vụ của cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) chai
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) chai là được sử dụng cụ thể làm nhiên liệu cho xe. Vậy quyền và nghĩa vụ của cửa hàng bán [...]
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
Trạm nạp LPG là trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phục vụ công nghiệp đặc biệt là ô tô. Thương nhân có trạm nạp LPG cần [...]