Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích là gì ?
Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích là gì ? Doanh nghiệp này có quyền và nghĩa vụ gì ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm
Để hiểu được khái niệm doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trước hết cần hiểu sản phẩm, dịch vụ công ích là gì?
Khái niệm sản phẩm, dịch vụ công ích
Theo Khoản 28 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.“
Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ công ích
– Là những sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung mang tính thiết yếu của người dân như: cây xanh, ánh sáng, cấp nước sạch, thu gom và xử lý rác thải…
– Được cung ứng bởi các chủ thể khác nhau, có thể là Nhà nước, tư nhân, tuy nhiên Nhà nước vẫn giữ một vị trí quan trọng trong việc cung ứng này.
– Không xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận.
– Có tính xã hội, mục đích là phục vụ lợi ích cộng đồng.
– Một số sản phẩm, dịch vụ công ích vẫn phải đóng một khoản phí nhất định. Những đóng góp này được sử dụng phần lớn vào bù đắp các chi phí đã bỏ ra, dùng cho việc mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ…
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020.
Quyền của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Theo Điều 7 và Điều 9 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích:
– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
– Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
– Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
– Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
– Quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định.
– Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Theo Điều 8 và Điều 9 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích:
– Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác.
– Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
– Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết.
– Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi cho khách hàng.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.
>>Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Trên đây là bài viết về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì còn vướng mắc hãy liên hệ ngay với LawKey để được giải đáp chi tiết nhất.
Mức phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2019
Trong quá trình đăng ký và hoạt động, doanh nghiệp phải tiến hành tuân thủ theo các quy định về phí và lệ phí nhất định. [...]
Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty ?
Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty ? Sự khác nhau giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng [...]