Giao dịch dân sự là gì ? Quy định của pháp luật về giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là gì ? Quy định và lưu ý về các hình thức của giao dịch dân sự theo quy định mới nhất của pháp luật mà chúng ta cần phải biết.
Giao dịch dân sự là gì?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự (GDDS) là: hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hình thức của GDDS là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã xác lập. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Các loại hình thức giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Người xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch đó. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức buộc các chủ thể phải tuân theo, đó là yêu cầu phải lập thành văn bản, phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký, xin phép.
Hình thức bằng lời nói
Hình thức bằng lời nói được coi là hình thức phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù hình thức này có mức độ xác thực thấp nhất. Hình thức bằng lời nói thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó (mua bán trao tay) hoặc giữa các chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng cũng có những trường hợp giao dịch DS bằng lời nói phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện luật định mới có giá trị như điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng,…
>> Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Hình thức văn bản
Hình thức văn bản bao gồm hai loại chính: văn bản thường và văn bản có công chứng, chứng thực.
Văn bản thường
Văn bản thường được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch DS thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch DS phải được thể hiện bằng hình thức văn bản. Hình thức này có tính xác thực cao hơn và rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch được thể hiện bằng lời nói.
Văn bản có công chứng, chứng thực
Văn bản có công chứng, chứng thực được áp dụng trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch DS buộc phải được thành lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc do các bên có thỏa thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó.
Giao dịch bằng hành vi
Giao dịch DS có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước quy định trước ví dụ như mua nước bằng máy tự động. Đây là hình thức giản tiện nhất của giao dịch. Giao dịch có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên giao kết. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến đối với những quốc gia có nền công nghiệp tự động hóa phát triển.
>> Xem thêm: Phân loại giao dịch dân sự
Trên đây khái niệm và lưu ý về giao dịch dân sự. Nếu có vướng mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản. Về mặt pháp lý hai hợp đồng này hoàn [...]
Các ưu điểm và hạn chế khi giải quyết tranh chấp tại tòa án
Với nhiều hình thức lựa chọn giải quyết như hòa giải, trọng tài thương mại hay Tòa án;…thì các bên tranh chấp cần [...]