Giao dịch do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện
Đại diện là một chế định quan trọng nhằm mục đích giúp người được đại diện thực hiện nghĩa vụ quyền hạn của mình. Nhưng đối với giao dịch do người đại diện xác lập thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì được quy định xử lý ra sao?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Phạm vi đại diện
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân;
– Nội dung ủy quyền;
– Quy định khác của pháp luật.
– Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Vậy nên người đại diện chỉ được xác lập và thực hiện các giao dịch thuộc phạm vi nêu trên. Vậy đối với trường hợp giao dịch do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện thì được xử lý như thế nào?
> Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Hậu quả pháp lý của việc giao dịch do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện
Thông thường giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện trừ các trường hợp luật quy định.
Các trường hợp giao dịch vẫn phát sinh quyền nghĩa vụ của người được đại diện
– Người được đại diện đồng ý
– Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý
– Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
Nghĩa vụ của người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện
Nếu giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì
– Người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện,
– Người đại diện không phải thực hiện nghĩa vụ nêu trên trong trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Quyền của người đã giao dịch với người đại diện xác lập giao dịch vượt quá phạm vi đại diện
– Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại
– Người đã giao dịch không có các quyền trên nếu người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp người được đại diện đồng ý.
>> Xem thêm: Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập
Trên đây là nội dung tư vấn về giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện mà Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Khế ước có được coi là giao dịch dân sự không?
Khế ước là gì? Khế ước có được coi là giao dịch dân sự không? Hiện nay giao dịch dân được quy định như thế nào? [...]
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng?
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là gì? Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có nội dung và hình thức như thế [...]