Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập
Đại diện là một chế định quan trọng trong việc xác lập và thực hiện quyền nghĩa vụ của các bên liên quan. Vậy trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực hiện thì có hiệu lực không?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Vậy nên việc đại diện phải tuân thủ những quy tắc nhất định về phạm vi cũng như thẩm quyền đại diện trong từng trường hợp đại diện khác nhau.
Phạm vi đại diện
Theo quy định của pháp luật, phạm vi đại diện được quy định như sau:
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân;
– Nội dung ủy quyền;
– Quy định khác của pháp luật.
– Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Vậy người đại diện phải tuân thủ các quy định trên về phạm vi đại diện. Nhưng nếu giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thì xử lý thế nào?
>> Xem thêm: Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là gì?
Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
Nhìn chung, trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
Trường hợp vẫn phát sinh quyền nghĩa vụ đối với người được đại diện
Các giao dịch có đặc điểm như trên sẽ vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người đại diện trong các trường hợp sau:
– Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
– Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
– Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
Nghĩa vụ của người không có thẩm quyền đại diện
Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
Điều này giúp đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm đối với hành vi thực hiện không có thẩm quyền đại diện của người không có thẩm quyền đại diện và đối với người đã giao dịch với mình để đảm bảo quyền lợi cho họ cũng như ràng buộc nghĩa vụ đối với người không có thẩm quyền đại diện.
Quyền của người đã giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện
Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc người được đại diện đã công nhận giao dịch.
=> Lưu ý: người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Điều này giúp minh bạch hóa trách nhiệm của những những người có hành vi sai trái và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được đại diện khi bị xâm hại.
>> Xem thêm: Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp
Trên đây là nội dung tư vấn về giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập mà Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Những trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi
Chấm dứt việc nuôi con nuôi là quyền của cá nhân. Nhưng trong những trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định những trường [...]
Cha mẹ có phải là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên không?
Cha, mẹ là những người nuôi dưỡng và nhiều trường hợp phải có trách nhiệm đối với những giao dịch do con chưa thành [...]