Khái quát về Hoạt động trung gian thương mại
Hoạt động trung gian thương mại là gì? Đặc điểm của hoạt động này? Các hoạt động trung gian thương mại theo quy định pháp luật hiện hành? Cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết sau.
1.Khái niệm hoạt động trung gian thương mại
Ở Việt Nam, hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. (Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005)
2.Đặc điểm hoạt động trung gian thương mại
♠Thứ nhất, đây là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian. Theo đó, bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.
♠Thứ hai, bên trung gian thương mại phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Ngoài ra, với mỗi hình thức trung gian thương mại, bên trung gian còn phải đáp ứng điều kiện mà pháp luật đặt ra đối với mỗi hình thức trung gian đó.
♠Thứ ba, hoạt động này tồn tại song song hai nhóm quan hệ:
♦Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ;
♦Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba.
♦Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng. Các hợp đồng này đều có tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù.
3.Các hoạt động trung gian thương mại
Theo quy định của pháp luật, hiện nay đang tồn tại 4 hoạt động. Đó là:
♠Đại diện cho thương nhân.
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
♠Môi giới thương mại.
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
♠Ủy thác mua bán hàng hóa.
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
>>Xem thêm: Xúc tiến thương mại
Chế tài trong thương mại
Trên đây là tư vấn của LawKey về hoạt động trung gian thương mại. Nếu có vấn đề băn khoăn, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì bị cấm lập doanh nghiệp
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cấm lập doanh nghiệp được quy định như thế nào ? Các trường hợp bị [...]
Quảng cáo thuốc lá có hợp pháp?
Quảng cáo thương mại nhằm mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân tới khách hàng. Qua đó giúp thương [...]