Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu logo độc quyền
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu logo độc quyền. Những vấn đề nào cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo, thương hiệu.
Đặt tên và thiết kế nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. (Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009).
Do đó, khi đặt tên và thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý về điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu. Đây có thể được xem là căn cá, tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
+ Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Do đó, khi thiết kế, đặt tên nhãn hiệu, chủ sở hữu cần lưu ý về vấn đề này.
>>Xem thêm: Quy định về nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Nên đăng ký phần chữ hay hình ảnh
Nhãn hiệu có thể bao gồm cả phần chữ và phần hình ảnh. Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhãn hiệu cả phần chữ và phần hình ảnh. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không nên là lựa chọn hàng đầu khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ phần chữ hoặc có thể đăng ký hình ảnh. Phần chữ sẽ có tính cố định cao hơn. Do phần hình có thể sẽ được thiết kế lại theo từng năm hay nhu cầu trong quá trình hoạt động kinh doanh kéo dài.
Theo Lawkey, nên đăng ký bảo hộ phần chữ. Việc bảo hộ như thế có thể đảm bảo cho cá nhân, doanh nghiệp có thể tùy biến cập nhật lại hình ảnh trên nhãn hiệu sao cho phù hợp với thị trường hiện tại, cách viết các chữ, sự cách điệu, điểm nhấn,… mà không lo ảnh hưởng đến tính bảo hộ.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu
Trước khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước. Điều này sẽ giúp cho nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ cao hơn. Tránh trường hợp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Các bạn, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể tra cứu thông tin nhãn hiệu như sau:
+ Đối với nhãn hiệu trong quốc gia: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
+ Đối với nhãn hiệu quốc tế: https://www.wipo.int/branddb/en/
Tăng tính nhận diện nhãn hiệu bằng phần mô tả
Việc mô tả nhãn hiệu là vô cùng quan trọng trên nội dung đơn đăng ký. Nó giúp cho nhãn hiệu được nhận diện rõ ràng hơn. Các ý tưởng thiết kế, ý nghĩa nhãn hiệu sẽ được nêu tại đây. Đây cũng có thể được xem là căn cứ để xem xét và nâng cấp văn bằng bảo hộ. Vì vậy, cần mô tả nhãn hiệu một cách chính xác.
>>Xem thêm: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Số lượng mẫu nhãn hiệu cần nộp theo đơn
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, cần phải có tài liệu, mẫu vật nhãn hiệu. Số lượng mẫu nhãn hiệu cần nộp gồm: 2 mẫu bắt buộc dán trên tờ khai và 5 mẫu rời kèm theo đơn. Mẫu nhãn hiệu cần được in rõ ràng, bằng giấy ảnh nếu cần thiết và màu mực đúng với thiết kế nhất có thể.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Chi phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, dịch vụ bạn muốn đăng ký bảo hộ, số nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ và việc bạn tự thực hiện hay sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.
Chi phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại LawKey chúng tôi là 1.500.000 đồng.
Phí nhà nước đăng ký cho tối đa 06 sản phẩm dịch vụ trong 01 nhóm là 1.500.000 đồng. Đăng ký bảo hộ cho sản phẩm từ thứ bẩy trở đi trong nhóm, bạn phải trả thêm 150.000 đồng.
Phí nhà nước cho nhóm thứ hai với tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ là 850.000 đồng. Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm từ thứ bẩy trở đi trong mỗi nhóm là 150.000 đồng.
Gia hạn nhãn hiệu
Nhãn hiệu có hiệu lực bảo hộ từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp. Mỗi lần mười năm. Để được gia hạn, các doanh nghiệp cần phải đóng một khoản phí. Và thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.
>>Xem thêm: Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sử dụng nhãn hiệu
Sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. Doanh nghiệp phải sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.
>>Xem thêm: Yêu cầu chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Trên đây là những thông tin cơ bản về Những vấn đề cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp
Sở hữu công nghiệp là gì? Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp gồm các bước nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Một số điều lưu ý về văn bằng bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ
Văn bằng bảo hộ là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây nhưng có ít người hiểu rõ và hiểu đúng [...]