Kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự
Kiểm tra, đánh giá chứng cứ là hoạt động nhằm rút ra kết luận về vụ án trên cơ sở các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Hãy cùng LawKey tìm hiểu quy định của pháp luật về kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự qua bài viết dưới đây.
Chứng cứ là gì?
Theo Điều 86 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về chứng cứ như sau:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Quy định của pháp luật về kiểm tra, đánh giá chứng cứ.
Theo Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về kiểm tra, đánh giá chứng cứ như sau:
1. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
Vấn đề xác định chứng cứ thu thập được đã “đủ để giải quyết vụ án hình sự” hay chưa thực chất là xác định giới hạn chứng minh của vụ án. Theo đó, chứng cứ thu thập phải đủ để chứng minh được những vấn đề thuộc về bản chất vụ án (các yếu tố cấu thành tội phạm), những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới trách nhiệm hình sự và hình phạt (những tình tiết miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội) và những vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự
2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.
Chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự là các cơ quan Nhà nước, cá nhân được giao thẩm quyền thực hiện các chức năng tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Theo phân tích ở trên và quy định của Bộ luật Hình sự “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án” (1) thì chủ thể có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá chứng cứ là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên, cán bộ Điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư Ký Tòa án và Thẩm tra viên (2). Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cán bộ điều tra thuộc các cơ quan trên. Theo những phân tích trên thì chúng ta hiểu rằng chủ thể thực hiện kiểm tra, đánh giá chứng cứ chính là người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phù hợp với từng giai đoạn tố tụng.
Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ đã được quan tâm ngay sau khi thu thập chứng cứ nên việc kiểm tra, đánh giá cũng đã xuất hiện từ khi có tin tố giác về tội phạm. Kiểm tra, đánh giá là hoạt động để làm sáng tỏ sự thật vụ án nên sẽ tồn tại đến khi vụ án đã được chứng minh xong. Vì vậy, kiểm tra đánh giá chứng cứ sẽ xuất hiện và tồn tại xuyên suốt quá trình chứng minh sự thật vụ án cụ thể trước khi khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Qua đó, chủ thể có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá chứng cứ ở giai đoạn nào thì trong phạm vi quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá chứng cứ ở giai đoạn đó.
Việc quy định người có thẩm quyền tiến hành thực hiện kiểm tra, đánh giá chứng cứ đem đến sự tin cậy của pháp luật, nên người thực hiện kiểm tra, đánh giá chứng cứ phải là người có kiến thức và kinh nghiệm trong việc chứng minh vụ án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Theo phân tích ở trên chủ thể thực hiện kiểm tra, đánh giá chứng cứ chính là người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phù hợp với từng giai đoạn tố tụng. Vì vậy, việc quy định những chủ thể này thực hiện kiểm tra, đánh giá chứng cứ để đảm bảo thực hiện kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhanh chóng, kịp thời, đúng chuyên môn, đặc điểm của chứng cứ.
>>Xem thêm: Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào ?
Trên đây là bài viết về “Kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự” LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.

Hủy bản án, quyết định của Tòa án là gì?
Khi nào hủy bản án, quyết định của Tòa án trong tố tụng hình sự? Thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Tòa án trong [...]

Khi nào một người bị tạm giữ hình sự?
Khi nào một người bị tạm giữ hình sự? Thời hạn tạm giữ hình sự là bao lâu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]