Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định mới nhất
Việc lựa chọn nhà đầu tư cũng phải được quan tâm hàng hàng đầu. Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định mới nhất được tiến hành như sau:
Căn cứ lâp kế hoạch lựa chọn đầu tư
Nghị định 25/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/04/2020 nêu ra căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Đối với dự án PPP
Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư căn cứ vào:
– Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án ứng dụng công nghệ cao);
– Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu trên cơ sở thiết kế và dự toán;
– Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi (nếu có);
– Kết quả sơ tuyển (nếu có);
– Các văn bản có liên quan (nếu có).
Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư căn cứ vào:
– Quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất (trừ dự án thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu hoặc khoản 3 Điều 10 Nghị định này);
– Quyết định phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi;
– Các văn bản có liên quan (nếu có).
Xem thêm: Một số quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, bản kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
1. Tên dự án.
2. Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư đối với dự án PPP; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến đối với dự án đầu tư có sử dụng đất.
3. Sơ bộ phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP, cơ chế tài chính để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có).
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư;
5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
6. Loại hợp đồng;
7. Thời gian thực hiện hợp đồng.
Xem thêm: Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Sau khi lập xong kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, đơn vị được giao lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ trình duyệt, bao gồm:
– Văn bản trình duyệt, trong đó nêu tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;
– Bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
– Tài liệu kèm theo, trong đó bao gồm các bản chụp làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư.
Đơn vị được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư tiến hành thẩm tra, đánh giá nội dung và lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư để làm cơ sở tiến hành lựa chọn nhà đầu tư.
Xem thêm: Lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên theo quy định mới nhất
Những quy định chung nhất về quy trình lựa chọn nhà thầu
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ? Hồ sơ xin giấy phép PCCC
Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ? Hồ sơ xin giấy phép PCCC ? Dự án, công trình nào bắt buộc phải xin giấy phép [...]
Điều kiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc theo quy định
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc? Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc theo quy định mới nhất được [...]