Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, cơ chế pháp luật đặt ra đối với hoạt động thương mại, giao thương năng động và linh hoạt hơn. Tuy nhiên điều này cũng là một con dao hai lưỡi nếu các thương nhân tham gia quan hệ này không tự bảo vệ được chính mình. Cụ thể nhất là các bản hợp đồng thương mại. Vậy cần làm gì để một sự ký kết an toàn, một hợp đồng thương mại tránh được các rủi ro pháp lý? Để trả lời cho câu hỏi này, Lawkey chia sẻ các lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại trong nội dung bài viết sau đây.
1. Điều khoản hiệu lực hợp đồng
Thời điểm hợp đồng có liệu lực đồng thời là thời điểm các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, điều này thực sự quan trọng bởi vậy cần lưu ý:
– Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
– Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thương mại thì vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng cần lưu ý. Người ký phải có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền hợp lệ. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.
2. Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài đối với các bên khi có hành vi vi phạm, tuy nhiên pháp luật thương mại có sự giới hạn tỉ lệ phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm. Điều này rất nhiều thương nhân nhầm lẫn về con số này là 8% giá trị hợp đồng.
Vì vậy, khi các bên trong quan hệ thương mại lập hợp đồng cần lưu ý điểm này.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty
3. Các lưu ý khi ký kết hợp đồng
– Cần trú trọng ngay cả khâu soạn thảo Dự thảo HĐTM, đặc biệt là với thương vụ lớn hoặc HĐTM quốc tế
– Trong HĐTM cần có thỏa thuận cụ thể về chế tài (phạt vi phạm). Cần cẩn trọng điều khoản thỏa thuận vi phạm có liên hệ trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên. Biện pháp chế tài này càng chi tiết, rõ ràng thì càng tốt.
– Những chế tài cần phải khả thi, đúng quy định pháp luật để không bị vô hiệu và thực hiện được.
– Không nên coi chế tài để làm khó nhau, mà là biện pháp đảm bảo thực hiện đúng HĐTM, và hướng giải quyết khi xảy ra vi phạm, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên.
– Trong quá trình thực hiện HĐTM phải theo dõi, ghi nhận, khi có dấu hiệu vi phạm phải nhanh chóng thu thập chứng cứ để chứng minh.
– Thông báo kịp thời bằng văn bản khi bị vi phạm, nêu yêu cầu, biện pháp, khắc phục hoặc ngăn chặn…
– Đối với các hợp đồng thương mại có giá trị lớn, tình tiết phức tạp thì nên mời luật sư hỗ trợ pháp lý, tham gia giải quyết ngay từ đầu.
– Chi phí cho luật sư để giúp DN phòng ngừa rủi ro kinh doanh bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với chi phí khắc phục rủi ro hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ về Những lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan hãy liên hệ qua hotline của Lawkey để được hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn!
Công ty kế toán tại Hà Nội uy tín chuyên nghiệp nhất
Công ty kế toán tại Hà Nội uy tín ? Dịch vụ báo cáo thuế chất lượng và giá hợp lý tại Hà Nội ? Dịch vụ kế toán [...]
Quyền sở hữu công nghiệp là gì ? Khái niệm và đặc điểm
Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thuộc phạm vi điều chỉnh của [...]