Quy định của pháp luật về đăng ký nuôi con nuôi trong nước

Đăng ký việc nhận nuôi con nuôi là điều kiện cần thiết để quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật công nhận. Đây cũng là thủ tục bắt buộc nhằm bảo về quyền lợi của cả người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Trong bài viết dưới đây hãy xùng Lawkey tìm hiểu quy định của pháp luật về đăng ký nuôi con nuôi trong nước.

Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước

Khoản 1 Điều 9 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định như sau:

“1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.”

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật Nuôi con nuôi năm 2011 lại quy định:

1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước

Bước 1: người nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi ở UBND xã

Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành một bộ gồm có:

– Đơn xin nhận con nuôi

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế

– Phiếu lý lịch tư pháp

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trí cấp trừ cha dượng nhận con riêng

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

– Giấy khám sinh

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp

– Biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi…

Bước 2: Công chức tư pháp- hộ tịch kiểm tra hồ sơ

Khi kiêm tra hồ sơ, công chứng tư pháp phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ thì công chức tư pháp-hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền.

Bước 3: Công chức tư pháp- hộ tịch lấy ý kiến của những người có liên quan

Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ thì công chức tư pháp-hộ tịch phải kiểm tra việc cha me để có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã làm con nuôi.

Bước 4: UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi

Bước 5: Trong trường hợp từ chối đăng ký

Trường hợp từ chối đăng ký, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng.

>xem thêm: Quy định về nhận nuôi con nuôi qua tình huống cụ thể

Trên đây là nội dung về Quy định của pháp luật về đăng ký nuôi con nuôi trong nước LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu