Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển
Cảng biển là một phần không thể thiếu trong phương thức vận tải đường biển đang được sử dụng phổ hiện nay. Để kinh doanh khai thác cảng biển, các doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện và cần những thủ tục như thế nào?
1.Nguyên tắc kinh doanh khai thác cảng biển
– Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định pháp luật.
– Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố.
– Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển.
2.Điều kiện của doanh nghiệp
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn theo quy định của pháp luật, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp
3.Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
– Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định.
– Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code).
4.Điều kiện về cơ sử vật chất, trang thiết bị
– Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.”
– Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
5.Điều kiện về bảo vệ môi trường
Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
6.Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
Doanh nghiệp cảng đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam; hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 37/2017/NĐ – CP;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu;
c) Danh sách các chức danh và hợp đồng lao động kèm theo bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ theo chức danh;
d) Phương án khai thác cảng biển của doanh nghiệp cảng.
6.Những trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
Giấy chứng nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp cảng đã vi phạm điều kiện kinh doanh theo quy định hoặc theo đề nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đã chứng minh doanh nghiệp cảng có vi phạm pháp luật đến mức phải thu hồi Giấy chứng nhận;
b) Doanh nghiệp cảng cố ý cung cấp sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh sản phẩm biến đổi gen
Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen là ngành nghề kinh doanh nằm trong danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được [...]

Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất rượu thủ công để kinh doanh
Hồ sơ thành lập? Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất rượu thủ công để kinh doanh như thế nào? Cơ sở sản xuất phải [...]