Quyền chiếm hữu tài sản được quy định như thế nào?
Sở hữu là chế định quan trọng trong pháp luật dân sự cũng như là phương diện gây nhiều tranh chấp trên thực tế, đặc biệt là chiếm hữu tài sản. Vậy để hiểu sâu hơn về quyền sở hữu, đầu tiên chúng ta phải nắm được quyền chiếm hữu tài sản được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Bộ Luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau
Quyền chiếm hữu là quyền được nắm giữ, chi phối tài sản của các chủ thể được pháp luật quy định là có quyền chiếm hữu đối với tài sản. Vậy những chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản được pháp luật quy định như thế nào?
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
– Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình. Như vậy chủ sở hữu là người được toàn quyền chiếm hữu tài sản, tức là được nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp mà không phải dựa vào ý chí của các chủ thể khác.
– Mặc dù là chủ thể có toàn quyền chiếm hữu nhưng việc chiếm hữu đó không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đó là những điều cấm không được làm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và những điều cấm đó sẽ giới hạn quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, không cho họ gây thiệt hại cho xã hội và những chủ thể khác.
>> Xem thêm: Thế nào là chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật?
Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Đây là việc chiếm hữu thực hiện theo nội dung ủy quyền của chủ sở hữu nên việc chiếm hữu sẽ bị giới hạn ở một mức độ nhất định và người chi phối tài sản lớn hơn vẫn là chủ sở hữu.
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao, cụ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Do việc chiếm hữu của chủ thể này do chủ sở hữu ủy quyền thực hiện nên phải tuân theo ý chí của chủ sở hữu tài sản.
>> Xem thêm: Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản
Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
– Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
– Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
– Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao, cụ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Điều này cũng là do tài sản vẫn thuộc sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu nên pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu trong trường hợp trên.
>> Xem thêm: Quyền đòi lại tài sản theo Bộ luật dân sự 2015
Trên đây là tư vấn về nội dung quyền chiếm hữu tài sản được quy định như thế nào của Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp
Nhằm bảo đẩm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, chứng cứ,… đương sự có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp [...]
Xử phạt thế nào khi nuôi chó mèo gây ô nhiễm môi trường?
Khi nuôi chó mèo, nếu chúng gây ô nhiễm môi trường người chủ sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]