Quyền đòi lại tài sản theo Bộ luật dân sự 2015
Việc tài sản bị chiếm hữu rời khỏi khỏi chủ sở hữu hoặc chủ thể khác đối với tài sản sẽ phát sinh quyền đòi lại tài sản theo Bộ luật dân sự 2015. Vậy quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn như sau:
Đối với trường hợp là người có hành vi đối với tài sản không có căn cứ pháp luật
– Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu vi phạm quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật hoặc người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Vậy nên trong trường hợp này, chủ sở hữu và chủ thể có quyền khác đối với tài sản đều có quyền đòi lại tài sản
– Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó do pháp luật có những quy định đặc biệt để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người có quyền khác đối với tài sản và họ được thực hiện một số quyền năng nhất định trên tài sản của người khác.
>>Xem thêm: Tình huống về thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay tài sản
Đối với trường hợp là người chiếm hữu ngay tình
Nhưng đối với người chiếm hữu ngay tình, pháp luật có những quy định riêng đối với loại chủ thể này, cụ thể như sau:
Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp sau:
+ Hợp đồng không có đền bù: Nếu người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản
+ Hợp đồng có đền bù: Nếu người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng có đền bù và động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản
– Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình.
– Các trường hợp không được đòi lại:
+ Đối với tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực và tài sản không bị đòi lại.
+ Đối với tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa thì tài sản không bị đòi lại.
>> Xem thêm: Quyền sở hữu tài sản đối với tài sản bị vùi lấp, chìm đắm
Trên đây là nội dung tư vấn về thế nào là quyền đòi lại tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 của Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Các loại pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
Các loại pháp nhân theo quy định hiện nay được hiểu là các loại pháp nhân được phân loại theo những đặc tính riêng [...]
Quyền sở hữu với tài sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu
Trong khi các chủ thể có liên quan đến tài sản muốn thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản thì phải tuân thủ theo [...]