Thủ thục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Để người nhận di sản thừa kế hoàn thành thủ tục nhận di sản thì cần tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
– Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng;
– Người duy nhất được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;
– Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản, nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;
– Nếu hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;
– Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Hồ sơ công chứng văn bản di sản thừa kế
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Dự thảo văn bản khai nhận di sản (nếu có);
– Bản sao giấy tờ tùy thân;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng; hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản; người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy; hoặc bản đánh máy vi tính; nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Lưu ý
Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó, trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thỏa thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Bên cạnh đó, khách hàng cần lưu ý đến chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Trên đây là hướng dẫn công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kĩ hơn.
Thừa kế thế vị là gì? Quy định về thừa kế thế vị tại các văn bản pháp luật
Thừa kế thế vị là gì ? Pháp luật dân sự quy định thế nào về trường hợp thừa kế thế vị? Cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật
Theo pháp luật hiện hành, các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng [...]