Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, pháp luật quy định các cơ quan tương ứng có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, pháp luật quy định những cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Lawkey xin đưa ra một số vấn đề pháp lý dưới đây.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đối với biện pháp dân sự và hình sự
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Đối với biện pháp hành chính
Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Khoa học và Công nghệ
Cá nhân có thẩm quyền:
– Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ đang thi hành công vụ
– Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ
– Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Thông tin và Truyền thông
Cá nhân có thẩm quyền:
– Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ
– Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Thông tin và Truyền thông
– Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Thông tin và Truyền thông
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
Cá nhân có thẩm quyền:
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường
– Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả thuộc Cục Quản lý thị trường
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
Cá nhân có thẩm quyền:
– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội Thủ tục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan
– Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Cá nhân có thẩm quyền:
– Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất
– Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
– Giám đốc Công an cấp tỉnh
– Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
Ngoài ra, những người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an nhân dân phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Cá nhân có thẩm quyền:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Đối với biện pháp khác
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
Trên đây là một số nội dung về vấn đề Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Lawkey để được giải đáp.
Xem thêm: Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Quy định của pháp luật về đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Mọi cá nhân, tổ chức có đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ đều có thể đăng ký sở hữu [...]
Giám định quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Giám định quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những chuyên ngành nào? [...]