Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm của doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch như thế nào ? Các lưu ý khi đăng ký mã vạch, mã số theo quy định pháp luật. Dịch vụ đăng ký mã vạch uy tín nhất.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 132/2008/NĐ-CP;
– Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 132/2008/NĐ-CP;
– Thông tư 10/2020/TT-BKHCN thông tư quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;
– Thông tư số 232/2016/TT-BTC.
Mã số mã vạch là gì
Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được.
Mã số mã vạch gồm 2 phần:
- Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
- Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch
Việc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho các đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân chưa đăng ký sử dụng mã số, mã vạch;
- Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch có nhu cầu đăng ký cấp mới trong các trường hợp sau:
– Đã sử dụng hết quỹ mã số được cấp;
– Đăng ký bổ sung mã GLN;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch nhưng đã đủ điều kiện cấp lại theo quy định pháp luật;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch hết thời hạn hiệu lực.
Lưu ý: Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Để đăng ký mã vạch, mã số nhanh chóng, việc nắm được thủ tục và hồ sơ đăng ký là điều tất yếu. LawKey xin tổng kết kinh nghiệm đăng ký mã vạch như sau:
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập công ty , doanh nghiệp
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục mã số, mã vạch, lập 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
Thẩm quyền thực hiện đăng ký
Cơ quan nhận hồ sơ và thực hiện xét duyệt đăng ký là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ.
Trình tự giải quyết Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Chi phí đăng ký mã số mã vạch
Chi phí đăng ký mã vạch bao gồm chi phí nhà nước và chi phí luật sư tư vấn và thực hiện công việc.
Phí nhà nước cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
Mức thu phí thủ tục đăng ký mã số mã vạch được quy định tại Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC như sau
STT | Phân loại phí | Mức thu |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) | 1.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 300.000 |
Phí nhà nước đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
STT | Phân loại | Mức thu |
1 | Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm | 500.000 đồng/hồ sơ |
2 | Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm | 10.000 đồng/mã |
Phí nhà nước duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT | Phân loại phí | Mức thu |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 |
|
1.1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) | 500.000 |
1.2 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) | 800.000 |
1.3 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) | 1.500.000 |
1.4 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) | 2.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 200.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 200.000 |
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định; các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Phí dịch vụ luật sư đăng ký mã vạch như sau
Phí dịch vụ tư vấn, soạn hồ sơ và thực hiện việc đăng ký mã vạch là 3.000.000 đồng/mã vạch.
Trên đây là nội dung Thủ tục đăng ký mã vạch mã số LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc hoặc mong muốn sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch nhanh chóng, uy tín, giá rẻ. Hãy liên hệ ngay với LawKey để được tư vấn miễn phí.
Những điều cần biết khi kinh doanh karaoke mới nhất
Karaoke là ngành dịch vụ giải trí giúp con người cảm thấy thoải mái, thư giãn. Điều kiện kinh doanh karaoke là gì? Lawkey [...]
Bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán được bổ sung nghiệp vụ kinh doanh. Quy định pháp luật về bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của [...]