Thừa kế của những người chết cùng thời điểm xử lý thế nào?
Trong việc thừa kế có rất nhiều các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra khiến cho việc chia di sản thừa kế không được đúng như với dự định ban đầu, đó là việc những người được hưởng di sản thừa kế của nhau mà chết cùng thời điểm. Vậy trường hợp thừa kế của những người chết cùng thời điểm xử lý thế nào?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Ai được quyền hưởng di sản thừa kế của nhau?
Căn cứ vào khoản 1 điều 651 của Bộ luật dân sự 2015, những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau là những người ở cùng hàng thừa kế
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Đây là những cá nhân được hưởng di sản của nhau trong mọi trường hợp.
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Đây là những cá nhân được hưởng di sản của nhau nếu khi họ chết cùng thời điểm họ không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất nữa.
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Đây là những cá nhân được hưởng di sản của nhau nếu khi họ chết cùng thời điểm họ không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai nữa.
>> Xem thêm: Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân?
Chết cùng thời điểm là gì?
Chết cùng thời điểm sẽ thuộc một trong hai trường hợp sau:
– Các cá nhân chết mà chứng minh được thời điểm họ chết là cùng thời điểm
– Các cá nhân chết mà không có căn cứ để xác định được là ai đã chết trước.
Cách xử lý
Đối với những người chết cùng thời điểm mà được hưởng di sản thừa kế của nhau thì họ không được hưởng di sản thừa kế của nhau nữa mà sẽ chia cho những người được hưởng di sản của người đó (người thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp luật).
Trường hợp ngoại lệ
Việc chia di sản thừa kế cho những người thừa kế được hưởng di sản thừa kế của nhau nếu họ chết cùng thời điểm vẫn xảy ra trong trường hợp thừa kế thế vị, cụ thể là:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
>> Xem thêm: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thừa kế
Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung thừa kế của những người chết cùng thời điểm xử lý thế nào mà Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Thành lập pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Pháp nhân là một chủ thể pháp luật có tư cách pháp lý độc lập và có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, [...]

Quy định về quyền chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự
Chiếm hữu là gì? Quyền chiếm hữu là gì? Quy định về quyền chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]