Quy định về trích lập dự phòng tiền lương theo pháp luật
Trích lập quỹ dự phòng tiền lương là điều nên làm trong mỗi doanh nghiệp để nhằm hạn chế những rủi ro. Quy định pháp luật như nào? Cách hạch toán ra sao? Sau đây, Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
1. Trích lập quỹ dự phòng tiền lương
Căn cứ theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động. Nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi. Trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định. Nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó. Đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định. Không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế.
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo: Sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ. Nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương. Mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng. Hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương. Thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
>>>Xem thêm:
Quy định về dự phòng phải trả của doanh nghiệp
Quy định về dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp theo pháp luật
2. Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương
2.1. Khi trích lập dự phòng phải trả khác
Ghi:
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3524).
2.2. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập
Ghi:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3524)
- Có các TK 334…
2.3. Khi lập Báo cáo tài chính
Doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:
– Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí. Ghi:
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3524)
– Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí. Ghi:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3524)
- Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
>>>Xem thêm:
Quy định về dự phòng phải trả khác theo pháp luật hiện nay
Quy định về dự phòng bảo hành công trình xây dựng
Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định về trích lập dự phòng tiền lương theo pháp luật. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn thuế chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn bị phạt bao nhiêu?
Hàng hóa trên đường vận chuyển phải có hóa đơn, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác. Vậy đối với [...]
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng khi tính thuế giá trị gia tăng
Pháp luật quy định về đối tượng áp dụng và cách thức xác định số thuế phải nộp khi tính thuế giá trị gia tăng theo [...]