Quy định về kế toán dự phòng phải trả của doanh nghiệp
Quy định về kế toán dự phòng phải trả của doanh nghiệp. Quy định về tài khoản 352 theo thông tư 200/2014/TT-BTC như thế nào?
Tài khoản 352 dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng trả của doanh nghiệp.
Điều kiện để trích lập dự phòng phải trả của doanh nghiệp
Dự phòng phải trả được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới). Do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra. Dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi. Để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.
Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Thời điểm lập dự phòng phải trả của doanh nghiệp
Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó.
Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó.
Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp. Và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập. Lớn hơn chi phí thực tế phát sinh. Thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”.
Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Các khoản dự phòng phải trả của doanh nghiệp
Các các khoản dự phòng phải trả và lưu ý đi kèm
Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm
- Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp
- Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng
- Dự phòng phải trả khác. Bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật. Khoản dự phòng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định định kỳ (theo yêu cầu kỹ thuật). Khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn. Mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Một số lưu ý về dự phòng phải trả của doanh nghiệp
Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu. Mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai. Trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn. Thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng. Và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
Khi lập dự phòng phải trả, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Riêng đối với khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá. Sẽ được ghi nhận vào chi phí bán hàng. Khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp. Sẽ được ghi nhận vào chi phí sản xuất chung.
Kết cấu và nội dung phản ánh dự phòng phải trả của doanh nghiệp
Bên Nợ:
- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu
- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế. Do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ
- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.
Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán
Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định về kế toán dự phòng phải trả của doanh nghiệp. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn doanh nghiệp và dịch vụ kế toán chuyên nghiệp nhất.
Quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản
Quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng đất mới nhất? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường theo pháp luật hiện hành
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. [...]