Quy định về dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp theo pháp luật
Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp là một trong những loại dự phòng phải trả của doanh nghiệp. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này.
Sau đây, Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp theo pháp luật.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 200/2014/TT-BTC
1. Điều kiện để chi phí là dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu. Đó là những chi phí có đủ cả hai điều kiện:
- Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu
- Không liên quan đến các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
Một khoản dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp. Chỉ được ghi nhận khi có đủ các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng. Theo quy định tại đoạn Chuẩn mực kế toán “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.
Xem thêm: Quy định về kế toán dự phòng phải trả của doanh nghiệp
2. Các chi phí không thuộc dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
Khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí như:
- Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có
- Tiếp thị
- Đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối.
Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo pháp luật
Lưu ý trong dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi doanh nghiệp:
– Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong đó phải có ít nhất 5 nội dung sau:
- Toàn bộ hoặc một phần của việc kinh doanh có liên quan.
- Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng.
- Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc.
- Các khoản chi phí sẽ phải chi trả.
- Khi nào kế hoạch được thực hiện.
– Đưa ra được một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng. Và tiến hành quá trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó. Hoặc thông báo những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.
Xem thêm: Nguyên tắc trích lập dự phòng các khoản nợ thu khó đòi phải tuân thủ
3. Phương pháp kế toán dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
– Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, ghi:
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
– Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí. Ghi:
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí.Ghi:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả.
- Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán
Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định về dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp theo pháp luật. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
17 sai sót về hóa đơn nhưng không bị phạt tiền
Trong quá trình tạo lập hóa đơn thì việc xảy ra sai sót cũng rất hay gặp. Tùy theo mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân [...]
Ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số dự án đầu tư
Pháp luật hiện nay đang có chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số dự án đầu tư. Đó là những dự [...]