Quy định về dự phòng phải trả khác theo pháp luật hiện nay
Theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp cần phải trích lập dự phòng phải trả khác. Quy định pháp luật về dự phòng phải trả khác như thế nào? Sau đây, Lawkey sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý: Thông tư số 200/2014/TT-BTC
1. Dự phòng phải trả khác phải thỏa mãn điều kiện:
Dự phòng phải trả khác bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có khoản dự phòng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định định kỳ (theo yêu cầu kỹ thuật). Bên cạnh đó còn có khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn. Mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
Dự phòng phải trả khác được ghi nhận khi thỏa mãn đủ các điều kiện:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới). Do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
>>>Xem thêm: Quy định về kế toán dự phòng phải trả của doanh nghiệp
2. Thời điểm lập dự phòng phải trả khác
Khoản dự phòng phải trả khác cũng như hầu hết các khoản dự phòng còn lại được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó.
Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó.
>>>Xem thêm: Quy định về dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp theo pháp luật
3. Những điều cần biết về khoản dự phòng phải trả khác
Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai. Trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn. Và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn. Thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng. Và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
Khi lập dự phòng phải trả khác, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí liên quan, tùy vào nội dung chi phí.
Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng thì khoản được bồi hoàn từ bên thứ 3 ghi nhận vào thu nhập khác.
>>>Xem thêm: Quy định về dự phòng bảo hành công trình xây dựng
4. Phương pháp kế toán dự phòng phải trả khác
4.1. Khi trích lập dự phòng phải trả khác. Hay dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn. Mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, các vụ kiện pháp lý…
Ghi:
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3523, 3524).
4.2. Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động…
Ghi:
- Nợ các TK 627, 641, 642
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả
4.3. Đối với tài sản cố định theo yêu cầu kỹ thuật phải được tiến hành sửa chữa định kỳ
Kế toán phải thực hiện trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định. Ghi:
- Nợ các TK 627, 641, 642
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả
4.4. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập
Ghi:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3523, 3524)
- Có các TK 111, 112, 241, 331,…
4.5. Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:
– Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết
Thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí. Ghi:
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3523, 3524).
– Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết
Thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí. Ghi:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3523, 3524)
- Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
>>>Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo pháp luật
Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định về dự phòng phải trả khác theo pháp luật hiện nay. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn doanh nghiệp, kế toán thuế chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Những loại tờ khai, báo cáo thuế doanh nghiệp phải nộp hàng tháng, quý
Những loại tờ khai, báo cáo phải nộp hàng tháng, hàng quý? Các lưu ý về tờ khai, báo cáo thuế mà doanh nghiệp phải nộp [...]
Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật
Hiện nay nhà nước đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy xác định doanh nghiệp [...]