Quy định về trình tự đình công theo Bộ luật Lao động 2019
Hiện nay, pháp luật quy định đình công là gì? Trình tự đình công diễn ra như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đình công là gì?
Theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 thì đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Các trường hợp người lao động có quyền đình công
Tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các Điều 200, 201 và Điều 202 Bộ luật Lao động 2019 để đình công trong trường hợp sau đây:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Trình tự đình công theo Bộ luật Lao động 2019
Theo Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự lao động như sau:
- Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2019.
- Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2019.
- Tiến hành đình công.
Quy định việc lấy ý kiến về đình công
Theo Điều 201 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc lấy ý kiến về đình công như sau:
♣ Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
♣ Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
- Đồng ý hay không đồng ý đình công;
- Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động 2019.
♣ Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
♣ Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Các trường hợp đình công bất hợp pháp
Tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:
- Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019.
- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 Bộ luật Lao động 2019
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Lao động 2019.
>>Xem thêm: Trách nhiệm của doanh nghiệp khi NLĐ bị tai nạn lao động
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi về: . Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Quy định về độ tuổi lao động, độ tuổi nghỉ hưu năm 2024
Pháp luật quy định độ tuổi lao động, độ tuổi nghỉ hưu năm 2024 là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Trợ cấp thôi việc là gì ? Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất của pháp luật như thế nào ? Các [...]