Trộm cắp tài sản chuyển hóa thành cướp tài sản?
Nếu như người phạm tội đang thực hiện tội trộm cắp tài sản nhưng bị nạn nhân hoặc chủ thể khác bắt quả tang và có hành vi giằng co với người phạm tội. Sau đó người phạm tội đã gây thương tích cho nạn nhân trong quá trình giằng co. Vậy khi nào trộm cắp tài sản chuyển hóa thành cướp tài sản?
Dựa vào quy định của BLHS 2015 và các văn bản liên quan, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
1. Trộm cắp tài sản chuyển hóa thành cướp tài sản trong trường hợp nào?
Hành vi trộm cắp tài sản nếu như bị phát hiện trong quá trình thực hiện bởi nạn nhân hoặc một chủ thể khác và trong khi giằng co giữa hai bên, người phạm tội gây thương tích cho chủ thể còn lại, thì tội danh mà họ phải nhận sẽ chuyển hóa thành tội cướp tài sản quy định trong điều 168 BLHS 2015 nếu:
“Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản họăc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản… Đối với các trường hợp trên đây chỉ cần kết án kẻ phạm tội về một tội là cướp tài sản… và coi việc chiếm đoạt (chưa thành hoặc đã thành) trước khi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là tình tiết diễn biến của tội phạm”.
Vậy nên dấu hiệu quan trọng nhất để quy tội trộm cắp tài sản thành tội cướp tài sản đó chính là hành vi “tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại” nhằm mục đích “chiếm đoạt tài sản“. Điều đó khác với mục đích chỉ hành hung nạn nhân hoặc chủ thể chống cự nhằm tẩu thoát. Do đó, tất cả các hành vi diễn biến trước đó đều được coi là các tình tiết diễn biến của tội phạm chứ không phải hành vi khách quan cấu thành tội cụ thể nữa.
Ngoài ra, ở đây còn không có quy định cụ thể về tỷ lệ thương tích bao nhiêu để đủ cấu thành tội phạm mà chỉ cần người phạm tội có hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại” là đã cấu thành một hành vi khách quan trong trường hợp chuyển biến thành cướp rồi.
2. Ngoại lệ cần lưu ý
Nhưng nếu như mục đích gây thương tích của người phạm tội đối với chủ thể còn lại chỉ nhằm tẩu thoát, thì tội danh vẫn sẽ là tội trộm cắp tài sản và hành vi sẽ bị xử lý theo khung hình phạt tăng nặng quy định tại điểm đ khoản 2 điều 173 BLHS 2015 với tình tiết tăng nặng “hành hung để tẩu thoát“. Người phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt 2-7 năm tù giam.
Vậy nên trong khi tiến hành xác định tội danh, cơ quan điều tra cần lưu ý về các hành vi khách quan của tội phạm, mục đích phạm tội cũng như yếu tố lỗi của chủ thể để ra quyết định phù hợp với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó.
>> Xem thêm: Tội lừa dối khách hàng bị phạt như thế nào?
Đình chỉ điều tra vụ án hình sự
Căn cứ ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự? Trình tự, thủ tục đình chỉ điều tra vụ án hình sự được [...]
Xác định lỗi khi truy cứu trách nhiệm hình sự
Khái niệm lỗi trong luật hình sự? Phân loại lỗi khi truy cứu trách nhiệm hình sự? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]