03 nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định như thế nào? Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe máy bắt buộc gồm những gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
03 nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
Khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm) trừ đi mức giảm trừ bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
Giảm trừ tối đa 20% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
(Điều 28 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:
(1) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
(2) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
(3) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).
(4) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
(5) Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
(6) Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu 1, 2, 3, 5, 6. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu 4.
(Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)
Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
♣ Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tên cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
Địa điểm của đối tượng bảo hiểm.
Tài sản được bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm.
Mức khấu trừ bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm.
Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và định danh sản phẩm bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
♣ Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung trên.
(Điều 27 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)
>>Xem thêm: Từ 15/8: Không đổi sang biển số định danh có bị xử phạt?
Trên đây là bài tư vấn của Lawkey về 03 nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Khi nào người lao động được đình công?
Theo quy định của Luật lao động thì người lao động được đình công trong trường hợp nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài [...]
Giới hạn mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 2020 mới nhất
Năm 2020, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu và tối đa có sự thay đổi cơ bản. Vậy giới hạn mức lương [...]