Điều kiện và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng
Khác với những loại hợp đồng khác, Chủ thể giao kết hợp đồng tín dụng cần đáp ứng những điều kiện gì? và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng được thực hiện như nào?
Khái niệm
– Giao kết hợp đồng tín dụng là quá trình mang tính kỹ thuật nghiệp vụ ( ngân hàng) – pháp lý
– Đề nghị giao kết: là hành vi pháp lý – biểu hiện ý chí ( đơn xin vay, các tài liệu, giấy tờ kèm theo: tư cách chủ thể, khả năng tài chính, phương án sử dụng vốn). Trên thực tế, thư mời chào vay vốn ( đối với tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường và có nhu cầu vốn vay thường xuyên – cho vay của các ngân hàng nước ngoài đối với tập đoàn nhà nước)
Điều kiện về chủ thể giao kết
Đối với tổ chức tín dụng
– Điều kiện cho vay
+ Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp
+ Có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn y
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp
+ Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng
Các tổ chức, cá nhân khác
– Điều kiện:
+ Các điều kiện theo quy định của pháp luật: điều kiện này được áp dụng đối với các đối tượng bao gồm:
Điều kiện chung: chủ thể là pháp nhân và cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi: giấy tờ, tài liệu xuất trình ( quyết định thành lập, điều lệ, đăng ký kinh doanh, người đứng đầu, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…); có mục đích vay vốn hợp pháp ghi trong hợp đồng và được thẩm định.
Điều kiện riêng: Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi; bên vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh tài sản của bên thứ ba
+ Ngoài ra, cần đảm bảo điều kiện theo thỏa thuận: được ghi nhận trong hợp đồng.
Hồ sơ vay vốn
– Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn.
-Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng
-Dưới góc độ pháp lý, Giấy đề nghị vay vốn là “đề nghị ký kết hợp đồng”.
Thẩm định hồ sơ vay vốn
– Thẩm định hồ sơ là hành vi mang tính nghiệp vụ pháp lý do tổ chức tín dụng thực hiện. Nhằm xác định mức độ thỏa mãn các điều kiện vay vốn và quyết định việc cho vay hay không
– Chủ thể thực hiện: nhân viên chuyên trách, người có thẩm quyền quyết định
Đây là một giai đoạn mang tính nghiệp vụ và rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thông thường mỗi Tổ chức tín dụng tùy theo cơ cấu tổ chức và phân định chức năng thẩm định dự án.
Các trường hợp thẩm định
– Cho vay đầu tư công trình nhà cao tầng
– Cho vay mua căn hộ
– Cho vay mua tài sản lưu động
– Cho vay mua tài sản cố định
Công việc thẩm định bao gồm :
– Khả năng tài chính
– Tính khả thi của dự án
-Uy tín của khách hàng
– Biện pháp bảo đảm tín dụng
Trong trường hợp cần thiết Tổ chức tín dụng có thể thành lập hội đồng thẩm định hoặc thuê, trưng cầu các cơ quan chuyên môn để thẩm định.
Trách nhiệm chủ thể quyết định cho vay
– Hội sở chính: Tổng giám đốc – phó Tổng giám đốc
– Chi nhánh: giám đốc được ủy quyền
– Phòng giao dịch thuộc chi nhánh: trưởng chi nhánh ( được ủy quyền) theo quy chế nội bộ ( nếu có).
Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
Về phần nội dung của hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể tham khảo bài viết nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm những điều khoản nào?
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam
Người nước ngoài đang tậm trú ở Việt Nam muốn được cấp thị thực thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thủ tục cấp [...]

Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? Đặc điểm của hợp đồng
Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? HĐ vận chuyển hành khách có những đặc điểm pháp lí đặc trưng nào để phân [...]