Ai là người đi khai tử khi người mất không có người thân?
Người nào có thẩm quyền đăng ký khai tử cho người mất? Ai là người đi khai tử khi người mất không có người thân? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người đi khai tử khi người mất không có người thân?
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
“Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.”
Như vậy, theo quy định trên thì người mất nhưng không có người thân thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Thẩm quyền đăng ký khai tử cho người mất
Theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 quy định vê thẩm quyền đăng ký khai tử như sau:
“Thẩm quyền đăng ký khai tử
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.”
Như vậy, theo quy định trên thì UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử như sau:
“Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
…
2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.”
>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký lại khai tử theo quy định pháp luật
Trên đây là bài viết về: Ai là người đi khai tử khi người mất không có người thân?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Quy định pháp luật về đăng ký lại kết hôn hiện nay
LawKey xin gửi đến bạn đọc những vấn đề cần lưu ý về trình tự, thủ tục đăng ký lại kết hôn tại Ủy ban nhân dân [...]
Trình tự cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước hiện nay
Hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những giấy tờ nào? Trình tự cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước [...]