Bảo hiểm thất nghiệp là gì ? Các quy định về bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là gì ? Đối tượng, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và các lưu ý theo quy định mới nhất của pháp luật mà chúng ta phải biết.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì
Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước nhằm mục tiêu chính sách xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ cho người lao động khi không may thất nghiệp, giải quyết khó khăn cho người lao động.
Các chế độ BHTN gồm có:
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Hỗ trợ Học nghề.
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Xem thêm: Bảo hiểm y tế
Đối tượng bắt buộc tham gia BHTN
Điều 43 Luật việc làm 2013, các đối tượng bắt buộc tham gia BHTN gồm có:
Người lao động
Người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ (hợp đồng thời vụ) hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định như trên thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.
Lưu ý: Người lao động theo quy định nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.
Người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Xem thêm: bảo hiểm xã hội
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Người sử dụng lao động phải tham gia BHTN cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
Trên đây là bài viết “Bảo hiểm thất nghiệp là gì theo quy định pháp luật?” LawKey gửi đến bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn bảo hiểm để được giải đáp.
Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp và một số vướng mắc thường gặp
Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mức lương tối thiểu vùng là gì? Mức lương tối thiểu vùng hiện nay ?
Mức lương tối thiểu vùng là gì ? Đối tượng áp dụng như thế nào và mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu [...]
Chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ mới nhất
Những nội dung cần lưu ý về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định [...]