Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy
Việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật Lawkey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.
Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy
Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy theo quy định tại Mục 8 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP gồm:
– Bàn chỉ huy chữa cháy, lều chỉ huy chữa cháy.
– Hệ thống thông tin hữu tuyến.
– Hệ thống thông tin vô tuyến.
Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy
Mục 6 Thông tư 52/2014/TT-BCA quy định việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy gồm bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên; bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy và bảo quản, bảo dưỡng định kỳ. Cụ thể như sau:
Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
Đối với bộ đàm cầm tay:
– Tắt máy; dùng vải mềm lau sạch các bộ phận của máy như thân máy, ăng ten, núm chuyển kênh, núm xoay tăng, giảm âm lượng, các phím chức năng và ăng ten;
– Tháo pin ra khỏi bộ đàm và dùng vải mềm vệ sinh sạch các tiếp điểm của pin và chân cực tiếp xúc với máy;
– Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của chân pin với đế sạc để bảo đảm việc sạc pin được bình thường;
– Sau khi vệ sinh máy, tiến hành lắp ăng ten, lắp pin vào máy và mở công tắc nguồn để máy hoạt động trở lại.
Đối với bộ đàm cố định 25 – 50w lắp trên xe:
– Kiểm tra đầu nối nguồn tại cọc đấu ắc quy, bảo đảm tiếp xúc tốt;
– Kiểm tra ăng ten, không để chạm ra vỏ xe;
– Kiểm tra sự hoạt động của bộ chuyển nguồn, ắc quy cho bộ đàm, bảo đảm cung cấp nguồn ổn định.
Đối với tủ để thiết bị dò sóng kỹ thuật số và các thiết bị khác trong tủ:
-Vệ sinh trong và ngoài tủ;
– Luôn đóng các cửa trước, sau và nắp đáy của tủ;
– Kiểm tra tiếp xúc ổ cắm nguồn cấp điện cho tủ; nếu bị lỏng phải thay ổ cắm khác.
Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy
Việc bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy phải đảm bảo các nội dung sau:
– Tắt máy bộ đàm cầm tay.
– Tháo pin, ăng ten, tai nghe ra khỏi thiết bị và dùng vải mềm vệ sinh sạch.
– Vệ sinh sạch thân máy và các điểm tiếp xúc với pin; nạp pin cho bộ đàm.
Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ
– Định kỳ một năm phải thực hiện bảo quản, bảo dưỡng 01 lần.
– Bảo quản, bảo dưỡng được thực hiện như sau:
- Đối với trạm thu, phát trung tâm: Đo công suất phát, độ nhạy thu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của máy; đo điện trở tiếp đất;
- Đối với cột ăng ten: Kiểm tra dây co, độ lệch tâm của cột ăng ten; kiểm tra góc độ thích hợp của ăng ten, xử lý khi có các điểm che chắn mới;
- Đối với máy bộ đàm cố định 25 – 50w lắp trên xe: Kiểm tra và đo công suất phát, độ nhạy thu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; kiểm tra toàn bộ phần nguồn cấp cho thiết bị; thử khoảng cách liên lạc;
- Đối với máy bộ đàm cầm tay: Kiểm tra và đo công suất phát, độ nhạy thu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; kiểm tra và đo dung lượng pin cho máy bộ đàm cầm tay; thử khoảng cách liên lạc;
- Đối với thiết bị liên kết đa mạng ACU-T/ACU-1000: Kiểm tra đầu nối tiếp xúc với các dây cáp; kiểm tra và thử các thiết bị phần cứng để kết nối đến các mạng DSP, PSTN, HSP-2; thử các kết nối đa mạng.
Trên đây là nội dung bài viết Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm:
Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện cứu người trong PCCC
Bảo quản, bảo dưỡng trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân trong PCCC
Thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật
Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh một cá nhân có hay không có án tích. Vậy, thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch [...]
Thủ tục ly hôn đơn phương và Hồ sơ ly hôn đơn phương theo quy định
Ly hôn đơn phương là gì? Thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào? Hồ sơ ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật. Ly hôn [...]