Trường hợp nào không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe?
Trường hợp nào không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe theo quy định của pháp luật? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là gì?
Tại khoản 13, 14 và khoản 15 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ như sau:
- Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết
- Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
- Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.
Trường hợp nào không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe?
Tại khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Quy định về việc chỉ định, thay đổi người thụ hưởng
Tại Điều 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc chỉ định, thay đổi người thụ hưởng như sau:
Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm khi chỉ định người thụ hưởng; trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc chỉ định người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, những người được quyền chỉ định người thụ hưởng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có thể xác định thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng của những người thụ hưởng. Trường hợp thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng không được xác định thì tất cả những người thụ hưởng được hưởng quyền lợi thụ hưởng theo tỷ lệ như nhau.
Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc thay đổi người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải xác nhận tại hợp đồng bảo hiểm hoặc văn bản khác đính kèm hợp đồng bảo hiểm sau khi nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm.
>>Xem thêm: Phải đóng bảo hiểm xã hội không khi chỉ đi làm nửa tháng?
Trên đây là nội dung bài viết về: Trường hợp nào không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Có được giảm lương nhân viên làm việc tại nhà không?
Có được giảm lương nhân viên làm việc tại nhà không? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Quy định của [...]
Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trường hợp nào thì được cấp lại giấy phép lao động? Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người [...]