Các trường hợp Chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan có thẩm quyền hiện nay?
Các trường hợp Chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép và không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền hiện nay được quy định như thế nào? Thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động này thuộc về cơ quan nào? Cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết sau của lawKey.
Khái niệm
Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.
Cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền của cơ quan nhà nước như sau:
– UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động trên với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định;
– UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động trên với tổ chức.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, các trường hợp đó là:
– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Xem thêm: Hiện nay pháp luật đang ghi nhận bao nhiêu loại đất?
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì Các trường hợp này bao gồm:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ hoạt động trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Lưu ý:
Các trường hợp trên, người sử dụng đất phải tiến hành thủ tục đăng ký biến động.
Xem thêm:
Xác định tiền thuê đất trong trường hợp Thuê đất trả tiền hàng năm
Xác định tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê
Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành
Trên đây là tư vấn của LawKey về Chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với lawKey để được tư vấn, giải đáp.
Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay như thế nào?
Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền đăng ký là ai? Thời gian thực [...]
Các trường hợp thu hồi đất hiện nay được quy định như thế nào?
Luật Đất đai 2013 tại Chương 6 đã quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, anh ninh; [...]