Các trường hợp tạm dừng và thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Các trường hợp tạm dừng và thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô được quy định như thế nào? Văn bản quy phạm nào điều chỉnh vấn đề này?
Tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, khi thuộc một trong những trường hợp sau đây thì doanh nghiệp sẽ bị tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã cấp:
- Không thực hiện trách nhiệm bảo hành, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu;
- Không cung cấp, hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác tài liệu hướng dẫn sử dụng ô tô bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài hoặc được dịch sang tiếng Việt từ tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài;
- Không cung cấp sổ bảo hành, hoặc cung cấp điều kiện bảo hành thấp hơn so với điều kiện bảo hành theo quy định;
- Không báo cáo về tình hình nhập khẩu ô tô của năm trước đó cho Bộ Công thương trước ngày 30 tháng 01 hàng năm sau khi được đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản.
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, nếu doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy phép.
Thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã cấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp trả lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã được cấp;
- Giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
- Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ để được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô;
- Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô;
- Không duy trì các điều kiện về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình kinh doanh nhập khẩu ô tô;
- Không triển khai hoạt động kinh doanh trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô;
- Không khắc phục hoàn toàn vi phạm trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp phải nộp lại bản chính Giấy phép cho Bộ Công Thương.
Lưu ý:
- Việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Quyết định phải ghi rõ lý do tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép.
- Bộ Công Thương có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan và công bố công khai về việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
- Đối với các trường hợp đã bị thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp có nhu cầu cấp mới Giấy phép phải thực hiện các trình tự, thủ tục như đối với xin cấp giấy phép lần đầu.
Xem thêm: Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Cấp đổi giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Các trường hợp tạm dừng và thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Điều kiện và thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải nắm rõ các quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng. Vậy, pháp luật quy định [...]
Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là gì?
Hiện nay, nhu cầu đi du học ngày càng gia tăng, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn du học đã được thành lập. [...]