Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế 2023
Qua bài viết dưới đây, Lawkey xin được chia sẻ với bạn đọc những thông tin về quyền lợi từ bảo hiểm y tế được pháp luật quy định mà người tham gia được hưởng.
1. Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khoẻ, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khoẻ,… trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn… (theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014)
Bảo hiểm y tế của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân, BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.
2. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT sẽ có được những lợi ích sau:
Được tuỷ chọn một cơ sở khám chữa bệnh
Người tham gia BHYT được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi, gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
Giảm gánh nặng tài chính
Nếu tham gia bảo hiểm bắt buộc, khi khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký có thể được hỗ trợ tài chính từ 80-100% chi phí tuỳ từng đối tượng, bao gồm:
- 100% đối với sĩ quan, hạ sĩ,… công tác trong lực lượng Công an nhân dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công cách mạng, thương binh, trẻ dưới 6 tuổi…
- 95% đối với người hưởng trợ cấp xã hội, hưởng lương hưu, người hộ nghèo, dân tộc thiểu số khó khăn
- 80% đối với những đối tượng còn lại
Khi có bệnh tật, bên cạnh việc lo lắng cho sức khoẻ của người bệnh thì vấn đề tài chính, chi phí khám chữa bệnh cũng là điều khiến nhiều người quan ngại. Việc tham gia BHYT như một cách chuẩn bị để giảm bớt gánh nặng khi điều không mong muốn xảy ra.
Hỗ trợ khi chuyển tuyến
Từ 01/01/2021, theo Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), trường hợp người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (Hiện hành là 60%);
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Những trường hợp sau đây khi khám chữa bệnh (KCB) trái tuyến được hưởng BHYT như đúng tuyến:
+ Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội (KT-XH) khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến.
+ Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến.
+ Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đi KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
+ Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở KCB khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo mức hưởng quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở KCB; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên.
Xem thêm: Sinh con trái tuyến mức hưởng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
Trên đây là nội dung bài viết Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Không thông báo dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc mới
Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những trường hợp nào? Mức phạt khi không thông báo dừng hưởng trợ cấp thất [...]
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc
Người lao động đang tham gia làm việc có thể được hỗ trợ chi phí chữa bệnh theo quy định tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP. [...]