Điều kiện thủ tục Kinh doanh thức ăn thuỷ sản thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và các loại thức ăn chức năng. Tuy nhiên, muốn kinh doanh mặt hàng này, chủ thể kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện pháp luật đặt ra. Để bạn đọc có thể hiểu thêm về nội dung này, trong bài viết sau đây Lawkey sẽ chia sẻ về Điều kiện kinh doanh thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đảm bảo:
a. Địa điểm sản xuất, gia công:
Phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại; nơi sản xuất phải ngăn cách với các khu vực khác.
b. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:
– Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo nguyên tắc một chiều, có sự tách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra;
– Có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm);
– Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
– Cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp, quy trình kiểm soát sản xuất, gia công để tránh phát tán gây nhiễm chéo kháng sinh;
– Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng;
– Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ để kiểm soát cát sạn, kim loại;
– Có giải pháp phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác; có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải.
c. Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản);
d. Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.
2. Đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đảm bảo:
a. Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải được tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác;
b. Có thiết bị dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
c. Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.
3. Đối với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
Tổ chức nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Lưu ý: chỉ những thức ăn chăn nuôi, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mới được phép lưu hành tại Việt Nam.
Xem thêm: Điều kiện thủ tục kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện
Trên đây là nội dung về Điều kiện kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật hiện hành. Bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ qua hotline của Lawkey để được hỗ trợ chi tiết. Xin cảm ơn sự quam tâm của quý bạn đọc!
Người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ bị xử phạt thế nào?
Khi chạy quá tốc độ cho phép, tùy các mức độ và hậu quả khác nhau mà lái xe đều có thể bị phạt. Trong bài viết này, [...]
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh đại lý lữ hành du lịch
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh đại lý lữ hành du lịch là gì? Các lưu ý về hợp đồng đại lý lữ hành du lịch [...]