Giao dịch dân sự trái pháp luật, đạo đức có vô hiệu không?
Trong quy định của pháp luật hiện hành,có rất nhiều trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Vậy giao dịch dân sự trái pháp luật đạo đức có vô hiệu không?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đồng thời được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Một giao dịch dân sự phải tuân thủ ba điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (trong một số trường hợp cụ thể phải tuân thủ thêm điều kiện về hình thức). Vì vậy, về nguyên tắc thì giao dịch dân sự không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu.
>> Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu tuyên giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội có vô hiệu không?
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện nhữnghành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của giao dịch dân sự.
Những giao dịch dân sự xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những giao dịch có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó. Vậy nên giao dịch dân sự vi phạm quy định này thì đương nhiên bị coi là vô hiệu không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao dịch.
– Trong trường hợp vô hiệu này, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Tài sản giao dịch và lợi tức thu được có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước (ví dụ như trường hợp mua bán thuốc phiện, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm,…)
>> Xem thêm: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là gì?
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Nội dung và hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Thừa kế là một trong những vấn đề quan trọng và gây nhiều tranh cãi trong pháp luật dân sự nói chung và đời sống thực [...]

Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời? Đặc điểm, ý nghĩa áp dụng
Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời? Đặc điểm, ý nghĩa áp dụng của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố [...]