Kế toán là gì? Những người không được làm kế toán?
Kế toán là gì? Pháp luật hiện nay quy định những người không được làm kế toán gồm những ai? Đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc, băn khoăn. Sau đây, Lawkey sẽ giải đáp những vấn đề này như sau:
Kế toán là gì?
– Theo Khoản 8 Điều 3 Luật kế toán 2015 quy định cụ thể như sau:
“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”
Có thể hiểu, kế toán là nghề gắn liền với sổ sách, số má khô khan, làm việc đòi hỏi sự chính xác tỉ mỉ. Là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lí kinh tế.
– Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công:
+ Là những người làm công việc trong những tổ chức, đơn vị không có hoạt động kinh doanh, buôn bán
+ Công việc của kế toán trong những tổ chức này là làm việc giấy tờ, công văn, thuế má và tính toán tiền lương cho các nhân viên, thành viên trong tổ chức đó.
+ Là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời
+ Công việc của kế toán trong doanh nghiệp rất nhiều mặt, nhiều áp lực và khó khăn hơn rất nhiều so với kế toán công.
Xem thêm: Điểm giống và khác nhau giữa kiểm toán và kế toán
Quy định về chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) theo pháp luật hiện nay
Những người không được làm kế toán?
Theo Điều 19 Nghị định 176/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán, cụ thể:
- Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
3. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Kết luận
Như vậy:
– Kế toán được coi là nhân tố vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi người làm việc phải lý công việc thông minh, nhanh chóng, chính xác
– Bên cạnh người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự; người thân thích của người đại diện theo pháp luật, của tổng giám đóc, phó giám đốc…trong cùng một đơn vị kế toán thì còn có người đang là quản lí, điều hành trong cùng một đơn vị kế toán cũng không được làm kế toán. Do vậy, muốn làm nghề kế toán các bạn hãy lưu ý các trường hợp này để không vi phạm quy định của pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán tại Hà Nội cam kết uy tín giá rẻ nhất
Trên đây là bài viết ” Kế toán là gì? Những người không được làm kế toán theo quy định hiện nay” của Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!

Nhận biết hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lệ, hợp lý
Cách nhận biết hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lệ, hợp lý là rất quan trọng khi mà hiện nay việc sử dụng hóa đơn bất hợp [...]

Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài
Chế độ kế toán là gì? Nhà thầu nước ngoài là gì? Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài như thế [...]