Khi nào NLĐ không được giải quyết chế độ ốm đau?
Khi nào NLĐ không được giải quyết chế độ ốm đau? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Không giải quyết chế độ ốm đau khi nào?
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
♣ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
♣ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
♣ Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
♣ Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
>>Xem thêm: Quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Trên đây là bài tư vấn của Lawkey về khi nào NLĐ không được giải quyết chế độ ốm đau?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng luật sư tư vấn của chúng tôi.
Lao động tự do có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy lao động tự [...]
Đang nghỉ chế độ ốm đau có phải đóng bảo hiểm y tế?
Người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì có phải đóng bảo hiểm y tế không? Bài viết dưới đây LawKey [...]