Thủ tục kiểm định thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Thiết bị an toàn lao động là cần được nhà nước kiểm duyệt và cho phép khi sử dụng. Thủ tục kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động?
Cơ sở pháp lý
– Luật vệ sinh an toàn lao động 2015;
– Nghị định 44/2016/NĐ-CP
– Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH;
– Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH;
– Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH;
Trình tự thực hiện
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động đề nghị các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đủ năng lực để thực hiện kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ, bất thường trong quá trình sử dụng;
Bước 2: Tổ chức kiểm định ký hợp đồng và thống nhất chương trình kiểm định, thông báo cho tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động việc đồng ý thực hiện hoặc từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định bằng công văn (có nêu rõ lý do từ chối cung cấp dịch vụ);
– Bước 3: Thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy trình kiểm định đối với máy, thiết bị, vật tư nêu tại bước 1;
– Bước 4: Sau 05 ngày kể từ ngày công bố biên bản kiểm định tại cơ sở, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cung cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định nếu đạt yêu cầu; Biên bản kiểm định; Dán tem kiểm định nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu hoặc thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục khi kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.
– Trường hợp kết quả kiểm định đạt yêu cầu: Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; Biên bản kiểm định; Dán tem kiểm định cho thiết bị;
– Trường hợp kết quả kiểm định không đạt yêu cầu: Biên bản kiểm định nêu rõ lý do kết quả kiểm định không đạt yêu cầu; Thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.
>> Xem thêm: Quy định về an toàn vệ sinh lao động
Hồ sơ thực hiện
Thành phần hồ sơ được quy định theo từng đối tượng cụ thể tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tương ứng; bao gồm các loại như sau:
– Đối với kiểm định lần đầu: Lý lịch của thiết bị; Hồ sơ xuất xưởng; Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có); Hồ sơ lắp đặt; Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có); Hướng dẫn lắp đặt và vận hành an toàn; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
– Đối với kiểm định định kì: Lý lịch; biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước; Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có);
– Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
+ Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Hồ sơ lắp đặt
Thời hạn giải quyết
Thời gian kiểm định cụ thể phụ thuộc vào độ phức tạp của từng thiết bị và quy trình kiểm định. Tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định chậm nhất sau 05 ngày làm việc; kể từ ngày công bố biên bản kiểm định đạt yêu cầu.
Mức giá dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2016 quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
– Mức giá dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Biểu giá dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư này là giá tối thiểu.
– Mức giá dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Tổ chức kiểm định có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số tiền thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền còn lại sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ vào mức giá tối thiểu quy định, Giám đốc của các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định mức giá cụ thể dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do mình cung ứng bảo đảm không thấp hơn mức giá tối thiểu quy định tại Thông tư này.
– Các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm gửi văn bản quy định mức giá cụ thể về Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, kiểm tra.
>> Xem thêm: Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Trên đây là tư vấn của LAWKEY; để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động
Điều kiện để Hội đồng trọng tài lao động thụ lý giải quyết tranh chấp lao động là gì? Thủ tục Giải quyết tranh [...]
Thủ tục xác nhận lao động không thuộc diện cấp Giấy phép lao động
Thủ tục xác nhận lao động không thuộc diện cấp Giấy phép lao động được áp dụng cho những đối tượng nào? Trình tự [...]