Một số thủ tục cần thực hiện với cơ quan thuế sau khi thành lập
Doanh nghiệp sau khi được thành lập cần thiết phải thực hiện một số thủ tục về thuế để tranh bị xử phạt. Dưới đây là một số thủ tục cần thực hiện với cơ quan thuế sau khi thành lập.
Kê khai, nộp lệ phí môn bài
Một trong những vấn đề sau khi thành lập doanh nghiệp đó chính là việc kê khai, nộp lệ phí môn bài. Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
Trong năm đầu tiên thành lập, doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Từ năm thứ hai trở đi doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài theo các mức:
Mức nộp lệ phí môn bài được quy định như sau:
– Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
– Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
Xem thêm: Thuế môn bài hay lệ phí môn bài
Khai nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức
Thông báo về việc sử dụng hóa đơn
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, cơ quan thuế sẽ có văn bản Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 thuộc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) đến doanh nghiệp.
Nếu cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp vẫn được sử dụng hóa đơn đặt in – Thủ trưởng cơ quan thuế chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp.
Trường hợp vi phạm về Thông báo phát hành hóa đơn thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Xử phạt vi phạm về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
Một tài sản chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên và nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên thì đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng…).
Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện).
Xem thêm: Những điều cần biết khi góp vốn bằng tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao tài sản cố định hữu hình còn mới
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số thủ tục cần thực hiện với cơ quan thuế sau khi thành lập” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần đáp ứng các điều kiện gì? Quy định về thành lập doanh nghiệp kinh doanh [...]
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2TV trở lên
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến được nhiều người lựa chọn để thành lập. Tuy nhiên, trong quá trình [...]