Hoạt động Mua sắm thường xuyên được pháp luật quy định như thế nào?
Mua sắm thường xuyên được pháp luật về đấu thầu quy định như thế nào? Nội dung của hoạt động này? Chủ thể thực hiện và điều kiện để thực hiện hoạt động này? Cùng LawKey tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết sau.
Nội dung của mua sắm thường xuyên
Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Đấu thầu thì Nội dung hoạt động mua sắm thường xuyên bao gồm các nội dung sau:
– Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
– Mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
– Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
– May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);
– Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
– Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
– Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
– Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và hàng hóa khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;
– Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác;
– Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
Chủ thể thực hiện
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập. (Điều 46 Luật Đấu thầu 2013)
Điều kiện áp dụng
Để áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ, chủ thể thực hiện cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị. (Điều 46 Luật Đấu thầu 2013)
Lựa chọn nhà thầu
Căn cứ Điều 47 Luật Đấu thầu 2013, Điều 74 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định về lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án nêu tại Chương II và Chương III của Luật Đấu thầu.
Xem thêm: Chỉ định thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013
Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định như thế nào?
Trên đây là tư vấn của LawKey về Mua sắm thường xuyên. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào?
Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào? Giá trị pháp lý của hai văn bản này có gì khác nhau theo quy định [...]
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được tiến hành như thế nào?
Trong việc lựa chọn nhà thầu thì đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật vô cùng quan trọng. Vậy việc đánh giá hồ sơ đề [...]