Sự khác biệt giữa các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; … Hiện nay, pháp luật quy định nhiều hình thức để bên mở thầu lựa chọn nhà thầu cho gói thầu của mình như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu … Tuy nhiên, để đảm bảo cho hoạt động đấu thầu diễn ra an toàn, đảm bảo cạnh tranh, công bằng thì các chủ thể tham gia cần nắm rõ các quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu. Bài viết sau đây của LawKey sẽ cung cấp cho khách hàng vấn đề: Phân biệt hình thức Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu.
Sự khác biệt giữa các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu là:
Tiêu chí | Đấu thầu rộng rãi | Đấu thầu hạn chế | Chỉ định thầu |
Căn cứ pháp lý | Điều 20 Luật Đấu thầu 2013 | Điều 21 Luật Đấu thầu 2013 | -Điều 22 Luật Đấu thầu 2013; -Chương IV Nghị định 30/2015/NĐ-CP |
Số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham gia dự thầu | Không hạn chế số lượng | Số lượng tối thiểu là 3 nhà thầu, nhà đầu tư | Lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo và ký kết hợp đồng. Nhà thầu được lựa chọn có những điều kiện nhất định mà những nhà thầu khác không đáp ứng được. |
Trường hợp áp dụng | Áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013, trừ các gói thầu áp dụng các hình thức đấu thầu còn lại. | Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. | Các trường hợp áp dụng hình thức này được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu như: -Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; -Gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; -Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn -Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo; … Ngoài ra, để thực hiện chỉ định thầu, chủ thể thực hiện cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đặt ra. Lưu ý: Gói thầu có thể áp dụng chỉ định thầu nhưng vẫn đáp ứng điều kiện để thực hiện các hình thức khác thì có thể áp dụng các hình thức đó. |
Ưu điểm | Hình thức lựa chọn nhà Mang tính cạnh tranh cao. | Bên mở thầu tiết kiệm được thời gain, chi phí nghiên cứu hồ sơ. | Dựa vào các trường hợp áp dụng chỉ định thầu có thể thấy hình thức này có tính chất đảm bảo bí mật nhà nước nếu được sử dụng; đảm bảo được yêu cầu về thời gian thực hiện nhanh, mang tính cấp thiết. |
Nhược điểm | Gây khó khăn cho bên mời thầu khi phải quản lý nhiều hồ sơ, nhiều chi phí tổ chức đấu thầu và thời gian thực hiện khéo dài. | Ít nhà thầu nên trong nhiều trường hợp sẽ khó chọn được nhà thầu phù hợp. Không tạo ra môi trường cạnh tranh lớn giữa các nhà thầu, giảm hiệu quả đấu thầu. | Nhiều trường hợp khó chọn nhà thầu đủ năng lực để thực hiện gói thầu. |
Xem thêm: Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định như thế nào?
Trên đây là tư vấn của LawKey về Phân biệt hình thức Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Nhà thầu là gì?
Nhà thầu là gì? Trong hoạt động đấu thầu đối với Luật Đấu thầu thì có các loại nhà thầu nào? Hãy cùng LawKey tìm [...]
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định hiện hành
Với mỗi loại gói thầu khác nhau, chúng ta có những phương pháp đánh giá hồ sơ khác nhau. Vậy phương pháp đánh giá hồ [...]