Nguyên tắc khi giao kết Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là một trong những hợp đồng phổ biến nhưng lại mang những nét đặc trưng khác với hợp đồng trong dân sự, hợp đồng thương mại,…Pháp luật lao động luôn hướng tới bảo vệ cho người lao động nên trong một số trường hợp nhất định vẫn cần đảm bảo quyền lợi cho bên yếu thế. Việc đưa ra những nguyên tắc khi giao kết Hợp đồng lao động trở thành quy định, một quy chế mà các bên ký kết không được quyền xâm phạm hay phá vỡ. Việc không tuân thủ theo nguyên tắc này cũng trở thành một trong những căn cứ trái luật của hợp đồng.
Khái niệm
Theo Bộ luật lao động 2012, Giao kết hợp đồng lao động là giai đoạn đầu tiên thiết lập nên quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, không phải ai cũng có thể thực hiện quyền giao kết hợp đồng.
Chủ thể
– Người lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên
– Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
– Đối với một số trường hợp đặc biệt lao động là trẻ em dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý bằng văn của người đại diện theo pháp luật. Đó là một số ngành nghề không đòi hỏi nhiều về sức lao động và cũng tạo điều kiện cho việc học tập, rèn luyện kỹ năng, pháp luật cho phép sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi nhưng cần phải tuân theo quy định của pháp luật về môi trường, thời gian làm việc,…
– Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
+ Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
Như vậy, Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng
– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí
Đây là nguyên tắc cơ bản của việc giao kết hợp đồng. Khi thực hiện giao kết hợp đồng thì mọi người đều có quyền bình đẳng, thể hiện sự tự nguyện và ý chí của các bên cùng nhau hợp tác, trung thực.
Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng không chấp nhận sự cưỡng chế, ép buộc, lừa gạt của các bên hoặc từ phía người thứ ba.
– Nguyên tắc hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Việc thực hiện Hợp đồng lao động chính là thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Đối với mỗi bên thì quyền và nghĩa vụ luôn gắn chặt với nhau, không có bên nào chỉ có quyền và cũng không có bên nào chỉ có nghĩa vụ. Quan hệ hợp đồng lao động là quan hệ song phương.
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng lao động các bên còn phải tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Mọi người được tự do thực hiện quyền giao kết hợp đồng khi đáp ứng điều kiện của pháp luật.
>> Xem thêm: Điều kiện năng lực chủ thể của người lao động
Trên đây là tư vấn của LAWKEY về Nguyên tắc khi giao kết Hợp đồng lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động
Trường hợp nào người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động? Thủ tục xác nhận người lao động nước [...]

Hưởng BHXH một lần vẫn được tiếp tục tham gia BHXH
Người lao động sau khi đã hưởng BHXH một lần vẫn được tiếp tục tham gia BHXH. Phương thức tiếp tục tham gia bảo hiểm [...]