Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đặc điểm của quan hệ pháp luật về sử dụng lao động hay chính là quan hệ lao động.
Khái niệm
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Trong mối quan hệ pháp luật giữa người sử dụng và người sử dụng lao động, người lao động phải tự mình thực hiện công việc.
Điều đó có nghĩa là người lao động phải tự mình thực hiện công việc bằng cách hành vi lao động để thực hiện công việc mà không được chuyển giao nghĩa vụ đó cho người khác, đặc biệt là người không có quan hệ lao động với người sử dụng lao động đó. Quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động khác hẳn với quan hệ lao động ở dạng khoán việc dân sự do Luật dân sự điều chỉnh hay quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là thành viên của gia đình tiến hành thực hiện công việc duy trì sinh hoạt gia đình do Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh.
Về hình thức
người lao động đã cam kết với người sử dụng lao động về việc thực hiện công việc. Sự cam kết của người lao động là điều được xác định và không thể thay đổi trừ trường hợp họ không thực hiện được hoặc quan hệ lao động đó bị chấm dứt.
Về mặt nội dung
người lao động tham gia quan hệ lao động là với mục đích bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động. Sức lao động đó chỉ có và tồn tại trong bản thân người lao động đó mà không thể tồn tại bất kỳ người lao động nào khác. Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Các bên tham gia phải là người trực tiếp giao kết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thảo luận.
Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động tự mình hoàn thành công việc được giao dựa trên trình độ chuyên môn sức khỏe của mình. Nếu không có sức khỏe và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc thì người lao động không thể giao kết hợp đồng lao động được.
Về khía cạnh pháp lý
Bộ luật lao động đã quy định về nghĩa vụ bắt buộc của người lao động. Do đó, thực hiện công việc theo Hợp đồng lao động đã cam kết chính là tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong nghĩa vụ của Hợp đồng lao động.
Công việc theo Hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không giao cho người khác nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Quy định này dựa trên cơ sở thực hiện công việc không chỉ liên quan đến tiền lương, mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác: các quan hệ nhân thân, trách nhiệm nghề nghiệp.
Để có thể tham gia trực tiếp vào quan hệ lao động, người lao động phải có khả năng lao động. Khả năng lao động của mỗi người là khác nhau và yêu cầu của mỗi công việc cũng có một mức độ khác nhau khiến cho cách thức làm việc, quá trình thực hiện công việc và hiệu quả công việc đạt được do đích danh người lao động đó thực hiện là ở mức hợp lý nhất.
Vấn đề sức lao động là nguyên nhân mà trong quan hệ luật pháp về sử dụng lao động, người lao động phải tự mình thực hiện theo Hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động có quyền quản lý với người lao động
Nói lên quyền kiểm soát người sử dụng lao động đối với quá trình thực hiện công việc của người lao động, bao hàm nhiều khía cạnh, có tính chất toàn diện của người sử dụng lao động. Nội dung của quyền quản lý lao động gồm quyền tuyển chọn, phân công, sắp xếp, điều động, giám sát, xử phạt,…đối với người lao động. Tuy nhiên, mọi hoạt động thuộc hành vi quản lý của người sử dụng lao động phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, đồng thời người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi quản lý của mình.
+ Họ được thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản;
+ Họ thực hiện quyền kiểm soát với tư cách là người mua sức lao động;
+ Họ thực hiện quyền năng pháp lý do pháp luật trao cho;
+ Xét ở góc độ chung nhất là có tính chất tự nhiên là họ phải thực hiện hành vi quản lý, sản xuất, cái không thể thiếu trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Điều này không chỉ đúng với nguyên lý điều khiển mà còn liên quan đến mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh.
>> Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động
Trên đây là tư vấn của LAWKEY về Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Quyền lợi đặc biệt của phụ nữ đi làm sau nghỉ sinh
Phụ nữ có những nhiệm vụ, thiên chức trong gia đình khác biệt so với đàn ông. Do vậy, pháp luật đã quy định nhiều quyền [...]
Chế độ thai sản đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ
Nghị định 115/2015/NĐ-CP còn quy định chế độ thai sản đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ. Cụ thể [...]