Quy trình cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn hiện hành
Đối với một số công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xin cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Dưới đây là quy trình cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn hiện hành.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2016/TT-BXD, chủ đầu tư xịn cấp giấy phép xây dựng theo giai đọan chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Đối với công trình theo tuyến trong đô thị
Việc phân chia công trình theo giai đoạn thực hiện do chủ đầu tư xác định theo quyết định đầu tư.
Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này;
2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến;
3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phần đất thực hiện theo giai đoạn hoặc cả dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
4. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
– Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;
– Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000;
– Các bản vẽ theo từng giai đoạn:
+ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình theo giai đoạn tỷ lệ 1/50 – 1/200;
+ Đối với công trình ngầm yêu cầu phải có bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình theo từng giai đoạn tỷ lệ 1/50 – 1/200;
+ Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn tỷ lệ 1/100 – 1/500.
Đối với công trình không theo tuyến
Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo hai giai đoạn. Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có Mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được Mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa Điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
– Giai đoạn 1:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chính của phần công trình đã được phê duyệt trong giai đoạn 1 tỷ lệ 1/50 – 1/200 kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, gồm: Giao thông, thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/100 – 1/200.
– Giai đoạn 2:
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính giai đoạn 2 của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Xem thêm: Trường hợp nào thì được miễn giấy phép xây dựng?
Một số quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng
Trình tự, thủ tục thực hiện
Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Cụ thể:
– Bộ Xây dựng: đối với công trình cấp đặc biệt;
– Sở Xây dựng: đối với công trình xây dựng cấp I, công trình xây dựng theo tuyến trong đô thị.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền đối chiếu điều kiện và tổ chức cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư.
Trường hợp từ chối thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng
Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy trình cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn hiện hành” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Phân biệt giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giống và khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu hai loại [...]

Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
Điều kiện kinh doanh dịch vụ bưu chính như thế nào? Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính theo quy định [...]