Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Việc thành lập doanh nghiệp để hướng đến cơ hội lợi nhuận đang trở thành xu hướng phát triển mạnh hiện nay. Nhưng không phải ai cũng hiểu được rõ quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau
Doanh nghiệp và kinh doanh là gì
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Vậy nên doanh nghiệp được thành lập phần lớn là để thực hiện mục tiêu kinh doanh và đem lại lợi nhuận, có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân.
=> Vậy nên các quy chế quy định về quyền và nghĩa vụ của từng loại doanh nghiệp cũng như cách thức hoạt động, cách thức thành lập, giải thể, nhân sự,… của chúng đều phải do pháp luật quy định những điều cơ bản nhất.
Quyền của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nói chung có quyền sau đây:
– Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh.
– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
– Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
– Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
– Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
– Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật có liên quan
>> Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nghĩa vụ của doanh nghiệp
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục, hồ sơ, điều kiện kinh doanh
- Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
– Thực hiện nghĩa vụ về tài chính thuế
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
- Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm tiêu chuẩn về lao động hoặc sản phẩm
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
– Nghĩa vụ khác
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và các luật có liên quan
> Xem thêm: Nên lựa chọn loại hình công ty doanh nghiệp nào để thành lập
Trên đây là tư vấn của Lawkey về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất.
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên. Ưu nhược điểm của từng loại hình công ty này như [...]
Chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên
Chuyển nhượng vốn góp của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào. Thủ tục và hồ sơ chuyển nhượng [...]