Thành lập cơ sở kinh doanh ô tô nhập khẩu theo quy định pháp luật
Thành lập cơ sở kinh doanh ô tô nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện gì? Hồ sơ thành lập như thế nào? Thủ tục thành lập ra sao? Sau đây, Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc trên.
♦ Căn cứ pháp lý:
Nghị định 116/2017/NĐ-CP
1. Điều kiện thành lập cơ sở kinh doanh ô tô nhập khẩu
1.1. Phải là doanh nghiệp thành lập hợp pháp
Theo khoản 1 điều 14 của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, chỉ có doanh nghiệp mới được xem xét cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô. Do đó, để thành lập cơ sở kinh doanh ô tô nhập khẩu, cơ sở của bạn phải là một doanh nghiệp. Bạn phải đảm bảo điều kiện về chủ thể thành lập. Chủ thể thành lập doanh nghiệp không thuộc điều 18 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Bạn sẽ phải chọn lựa một trong các loại hình doanh nghiệp. Pháp luật hiện nay ghi nhận có 5 loại hình doanh nghiệp. Công ty cổ phần; Công ty TNHH 2 thành viên; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng.
Về tên doanh nghiệp, chúng tôi khuyên bạn nên đặt tên dễ nhớ, có ý nghĩa và liên quan đến mặt hàng bạn kinh doanh. Bạn không nên đặt tên doanh nghiệp trái với quy định tại điều 39 luật Doanh nghiệp năm 2014. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Về vốn điều lệ, pháp luật không quy định mức vốn pháp định, mức vốn tối thiểu hay tối đa. Điều đó phụ thuộc vào kinh phí của bạn.
>>>Xem thêm:
Những lưu lý khi thành lập công ty/doanh nghiệp
Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp/công ty nào
1.2. Phải đảm bảo điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô
Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm:
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê. Hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp. Cơ sở bảo hành phải đáp ứng quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
- Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, doanh nghiệp của bạn sẽ được xem xét cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
2. Hồ sơ thành lập cơ sở kinh doanh ô tô nhập khẩu
2.1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp (Chỉ áp dụng đối với các cơ sở chưa thành lập doanh nghiệp)
Việc hồ sơ thành lập doanh nghiệp như thế nào phụ thuộc vào quyết định thành lập loại hình doanh nghiệp của bạn. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cơ bản như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND hoặc Căn cước hoặc hộ chiếu đối với thành viên, cổ đông là cá nhân.
- Bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông là tổ chức. Nếu thành viên, cổ đông là tổ chức phải cử người đại diện góp vốn tại công ty mới. Người đại diện góp vốn này phải cung cấp bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân.
Bạn lựa chọn mô hình doanh nghiệp nào sẽ bổ sung các giấy tờ, tài liệu phù hợp.
>>>Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
2.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô. Theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP. 1 bản chính.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. 1 bản sao.
– Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu ô tô. Cụ thể:
+ Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. 1 bản sao.
+ Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.
3. Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh ô tô nhập khẩu
3.1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp (Chỉ áp dụng đối với các cơ sở chưa thành lập doanh nghiệp)
Về cơ bản, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.
Bước 2: Nếu nhận được thông báo hợp lệ từ Bước 1, bạn, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Sau 1-2 ngày nộp bản giấy sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư
Bước 4: Đặt khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.
3.2. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Bước 1:
Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ tới Bộ Công Thương. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định. Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.
Bước 2:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra. Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương. Hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu). Hoặc theo hình thức phù hợp khác.
>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty
Trên đây là những thông tin về thành lập cơ sở kinh doanh ô tô nhập khẩu. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Thủ tục thành lập chi nhánh ? Hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp
Thủ tục thành lập chi nhánh ? Hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp như thế nào ? Các lưu ý theo quy định pháp luật về [...]
Thủ tục thay đổi kế toán trưởng của doanh nghiệp
Thủ tục thay đổi kế toán trưởng của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết [...]